10 min read
09 Jul
09Jul

Hiếu Thiện     

1/ Vào cuối năm 2003 (Dec 21,2003). Một thành viên chống cộng trên một forum tại Hải Ngoại ( http://forums.vietbao.com/yaf_postst196 ... #post33243 ) khám phá ra lá cờ của Chủ tịch Chính Phủ Nhân Dân Phúc Châu (Thủ phủ của tỉnh Phúc Kiến) vào năm 1933-1934 ( Chairman of the People’s Government at Fuzhou  21 Nov 1933 – 21 Jan 1934). Trong trang http://worldstatesmen.org/China.html  có hình thù nền đỏ sao vàng cạnh cong bầu y hệt như cờ của mặt trận Việt Minh mà sau này trở thành Quốc Kỳ của đảng Cộng Sản VN như sau :                   

(Hình phóng lớn)

Nên loan báo cho tất cả chiến hữu biết đã khám phá ra Quốc Kỳ của Cộng Sản Việt Nam đã lấy mẫu từ cờ “Phúc Kiến” 1933-1934. Tin tức “ Cờ đỏ sao vàng là cờ Phúc Kiến’” nhanh chóng loan truyền rộng rãi trên các forum chống cộng. Phe chống cộng tin rằng Quốc Kỳ của CS VN đã lấy mẫu mã từ lá cờ của Chủ Tịch Chính Phủ nhân dân tỉnh Phúc Kiến 1933-1934 . Phe thân cộng thì chỉ cho rằng đó chỉ là một sự lầm lẫn. Cho nên quyết định can thiệp :

 Phản ứng của những người thân CS VN có thể được mô tả trong một forum sau như là một thí dụ cụ thể :

 http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?t=20605

Thành viên FNguyen .Post ngày 08-01-2013, 01:22 AM

Tôi có vài điều muốn chia sẻ.

Cách nay khoảng sáu, bảy năm khi tôi còn tham gia vào một mailing list của du học sinh (*). Qua một lần tranh luân về những lá cờ từng bị thay thế bằng các lá cờ của chế độ CS, rồi thì các các cờ cũ được dùng trở lại sau khi CS xụp đổ như ở LX, Đức ... tôi tình cờ vào được trang có đăng hình cờ các nước qua các thời đại. Trang đó nằm ở link dưới đây mà tv Hiền đã dẫn.

http://www.worldstatesmen.org/China.html

Ở trang của China tôi thấy lá cờ Phúc Kiến (Fuzhou) lúc ấy y hệt như lá cờ của Việt Minh với ngôi sao vàng 5 cánh hơi mập mập vào thời 1945. Tôi đưa ra cho mọi người tham khảo thì bị phản ứng dữ dội. Tôi cho đó là điều không quan trọng vì nghĩ rằng có sự nhầm lẫn nào đó của người làm ra trang này.

Bẵng đi một thời gian vài tháng sau thì ở các diễn đàn người Việt bên ngoài, kể cả diễn đàn TTVNOL là diễn đàn trong nước, lại đề cập tới chuyện giống cờ VM y chang này. Tôi lại đem chuyện này vào diễn đàn du học sinh.

Khi ấy hình như du học sinh đã thấy vấn đề có vẻ nghiêm trọng, một tv có nick là Đông A (tên thật là Trần Minh Tiến. Đây là vấn đề liên quan đến lịch sử, tôi phải viết tên thật của anh này ra, vả lại mọi người đều biết tên thật của anh ta) đã vội viết thư cho chủ trang mạng kia và yêu cầu họ xóa lá cờ giống kia đi.

Khi ấy tôi tự nhủ rằng nếu có điều kiện tôi sẽ đi du lịch qua TQ để tìm hiểu sự thật về lá cờ Phúc Kiến.

 2/ Sau đó một thời gian; lá cờ ngay chổ đó trên trang đó biến mất. chỉ còn lại hàng chử

Chairman of the People’s Government (at Fuzhou)

21 Nov 1933 - 21 Jan 1934 Li Jishen

3/ Một thời gian sau. Ngay chổ đó lại xuất hiện một lá cờ khác .Hình thù tương tự như lá cờ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam thành lập năm 1960 như sau : 

 

(Hình phóng lớn)- 

Phe chống cộng khẳng định Cộng Sản VN đã mua chuộc Ben Cahoon Biên tập viên của trang mạng http://www.worldstatesmen.org/  cho nên đã sửa lại màu của lá cờ.

- Còn Cộng Sản VN thì khẳng định Biên tập viên Ben Cahoon lầm lẫn khi cho đăng cờ của Chủ Tịch Chính Phủ Nhân Dân Thủ Phủ Phúc Châu của tỉnh Phúc Kiến vào năm 1933-1934 ( Chairman of the People’s Government at Fuzhou 21 Nov 1933 – 21 Jan 1934) có nền đỏ sao vàng... Bị Cộng Sản VN khiếu nại nên đã sửa sai.

Phe chống cộng tại Hải Ngoại cố gắng tìm lại các trang mạng lưu trữ tại http://archive.org/web/ . Post lên lại trang lưu trữ như là một bằng chứng cho thấy ” Hình ảnh thật “ của lá cờ trước kia khi chưa bị “ sửa đổi do mua chuộc “:

( http://web.archive.org/web/200210100940 ... China.html )

Xin lưu ý trang mạng http://archive.org/web/  chỉ lưu lại những trang cũ . Còn những thông tin trong đó đúng hay sai lại là chuyện khác .

Như vậy , những ai theo dõi “ cuộc chiến của 2 lá cờ Phúc kiến “ chắc hẳn sẽ có một kết luận tạm thời: Chỉ có 1 trong 2 trường hợp cho mẫu lá cờ Chairman of the People’s Government at Fuzhou 21 Nov 1933 – 21 Jan 1934 :

- Hoặc lá cờ đúng của Ủy Ban Nhân Dân thủ Phủ Phúc Châu của tỉnh Phúc Kiến 1933-1934 là cờ đỏ sao vàng . Chủ biên cho đăng lại cờ xanh đỏ sao vàng là do bị CS VN mua chuộc.

- Hoặc lá cờ đúng của Ủy Ban Nhân Dân thủ Phủ Phúc Châu của tỉnh Phúc Kiến 1933-1934 là cờ xanh đỏ sao vàng. Cờ trước đó được in là cờ đỏ sao vàng là do lầm lẫn. Bị  CS VN khiếu nại nên Chủ Biên đã sửa sai.

-0-

Bây giờ chúng ta hãy xem hình những con tem có in hình cờ và bản đồ (Thủ phủ Phúc Châu) cuả “ Chính quyền Cách Mạng  Phúc Kiến 1933” ( Fujian Revolutionary Gov.1933) phát hành được rao bán trên mạng Ebay sẽ rõ:

( http://www.ebay.com/itm/Rare-3-Pcs-of-M ... 3f6287f0f4 )

( http://www.ebay.com/itm/R1401-Map-Flag- ... 2236015860  ) 

 

 

Và link : http://www.ebay.com/itm/Rare-3-Pcs-of-M ... 3f6287f0f4 

 


Những link của ebay trên đã không còn. Hiện nay chỉ còn một nơi còn rao bán tem cuả “Chính Quyền Cách Mạng Phúc Kiến 1933” (Fujian Revolutionary Gov. 1933) tại link:

http://www.yscoin.com/index.php?main_page=product_info&products_id=2635 

Dưới đây là những con tem có in hình cờ cuả “Chính quyền Cách Mạng Phúc Kiến 1933” (Fujian Revolutionary Gov. 1933) của những hình trên được phóng lớn ra 

 

 


  Trong các link rao bán tem cuả  “ Fujian Revolutionary Gov.1933 “ trong trang mạng Ebay đều có ghi chú :

 "Map & Flag", China Revenue Stamp 3 Pcs, Fujian Revolutionary Gov. 1933. 

(Ba loại tem in hình bản đồ và cờ, Thuộc loại tem lợi tức cuả Trung Hoa; “ Của “ Chính quyền cách mạng Phúc Kiến năm 1933) 

Trong phần giải thích phía dưới. Công ty rao bán nói rõ : 

Uncirculated. The picture is "Map and Flag". This is the local Revenue Stamp of Republic of China. With the local print of Fujian Province, issued in 1933 by Fujian People's Revolutionary Government. The Fujian People's Revolutionary Government only exited for several months. 

Rare!

 (Không còn lưu hànhTrong hình là "Bản đồ và Cờ"..Đây là loại tem thu nhập mang tính cách địa phương cuả Cộng Hoà Trung Hoa. Được in tại địa phương của tỉnh Phúc Kiến, được phát hành năm 1933 bởi Chính phủ Cách mạng Nhân dân Phúc Kiến. Chính phủ Cách mạng Nhân dân Phúc Kiến chỉ tồn tại được vài tháng. 

Hàng hiếm)

http://www.yscoin.com/index.php?main_page=product_info&products_id=2635 


Xem thêm hình cuả “ Fujian Revolutionary Gov.1933” trong một trang online cuả Trung Cộng hôm nay. Để thấy cờ cuả “ Chính quyền Cách Mạng Nhân Dân Phúc Châu 1933” có hai màu trên dưới khác nhau 

http://xm.wenming.cn/zt/201507/t20150717_3555115.htm


https://mapsonstampsdb.com/issuing/China%20-%20Fujian%20Revolution

 Nếu click cho các hình có tem lớn ra. Chúng ta sẽ thấy rõ ràng các có ba loại tem ; mỗi loại tem chỉ được in bởi một trong ba màu tím; nâu và xanh lục riêng biệt. Lá cờ “ Phúc Kiến” trong mỗi con tem có một ngôi sao màu sáng. Hiển nhiên đó là sao vàng. Còn nên cờ được chia làm hai phần trên dưới riêng biệt. Phần dưới có màu tô kín, phần trên được vẽ thành những sọc ngang. Có nghĩa nền cờ "Phúc Kiến” có hai màu. Do đó. Ta có thể khẳng định Cờ “Phúc Kiến” xanh đỏ sao vàng. 


Chairman of the People’s Government (at Fuzhou)

21 Nov 1933 - 21 Jan 1934 Li Jishen


Dưới đây là “Sự Kiện Phúc Kiến” được ghi lại bởi báo Trung Cộng online ngày hôm nay


Bài báo  và cờ được thu nhỏ 

https://new.qq.com/rain/a/20221122A00NVU00

Lược dịch qua tiếng Việt: 

Vào lúc 9 giờ sáng ngày 22 tháng 11 năm 1933, Lý Tế Thâm, Tưởng Quang Nãi, Thái Đình Khải và hơn 100 đại biểu từ 25 tỉnh và thành phố trên cả nước, cũng như các sĩ quan và binh lính của lộ quân thứ 19 và 100.000 nhân dân thuộc mọi tầng lớp xã hội. ở Phúc Châu, tổ chức Đại hội toàn quốc Trung Quốc ở Phúc Châu. Cuộc họp đã đưa ra "Tuyên bố về quyền nhân dân của Đại hội lâm thời nhân dân Trung Quốc", quyết định thành lập Chính phủ Cách mạng Nhân dân Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Mười hai người bao gồm Lý Tế Thâm, Trần Minh Xu, Trần Hữu Nhân, Phùng Ngọc Tường (đại biểu Dư Tâm Thanh), Thái Đình Tranh, Tưởng Quang Lư, Hoàng Kỳ Tường, Từ Khiêm, Phương Chấn Vũ (sau này đổi lại Đới Thích), Lý Chương Đạt, Sa Trấn Băng, Hà Công Dám được bầu làm thành viên ủy ban chính phủ, và Lý Tế Thâm là chủ tịch của chính phủ. 

Ngày 22 tháng 11, Chính phủ Cách mạng Nhân dân chính thức được thành lập, thủ đô đặt tại Phúc Châu.

 Sau khi Chính phủ Cách mạng Nhân dân Cộng hòa Nhân ân Trung Hoa được thành lập, nó đã gây ra ảnh hưởng lớn trong và ngoài nước. Sau ngày 29 tháng 12, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Phúc Châu đã ban hành một tuyên bố với danh nghĩa "Chi bộ Phúc Châu chống đế quốc, phi chiến tranh và chống phát xít Viễn Đông", công khai kêu gọi thành lập một mặt trận thống nhất chống đế quốc; "Nhật báo Nhân Dân" đã in lại toàn bộ bản tuyên ngôn. Sau đó, chi bộ Phúc Châu huy động các tầng lớp nhân dân và quần chúng thành lập "Phản đối máy bay ném bom của Quốc Dân Đảng, hỗ trợ Ủy ban chiến tranh chống Quốc Dân Đảng của binh sĩ lộ 19", đồng thời tổ chức nhân sự đi đến quân đội lộ quân 19 để chia buồn cùng các cán bộ chiến sĩ. 

Vào ngày 13 tháng 1 năm 1934, dưới sự tấn công dữ dội của Quốc Dân Đảng, các nhà lãnh đạo chính lần lượt rời đi và Sự kiện Phúc Kiến thất bại.

 Biến cố Phúc Kiến phản ánh nhu cầu cấp thiết của Tưởng Quang Nãi, Thái Đình Khải, các tướng lĩnh của lộ quân 19 của Quốc Dân Đảng, những người không liên quan trực tiếp đến Tưởng Giới Thạch, và các tướng lĩnh và binh lính để chống lại Tưởng và chống Nhật Bản.

 Chuyên mục này do Tuần báo Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân và Mạng lưới Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân phối hợp lên kế hoạch 

Thiết kế: Triệu Thanh Thanh 

Copywriter: Giả Nguyên Xương 

Biên tập: Tuyết Kính 

Kiểm toán viên: Chu Gia Giai 


Nguyên bản tiếng Hán:

 1933年11月22日上午9时许,李济深、蒋光鼐、蔡廷锴和来自全国25个省、市的代表100多人,以及十九路军官兵与福州市各界民众10万人,在福州召开中国全国人民临时代表大会。大会发表《中国人民临时代表大会人民权利宣言》,决定成立中华共和国人民革命政府,并公推李济深、陈铭枢、陈友仁、冯玉祥(余心清代表)、蔡廷锴、蒋光鼐、黄琪翔、徐谦、方振武(后改戴戟)、李章达、萨镇冰、何公敢等12人为政府委员,李济深为政府主席。

 11月22日,人民革命政府宣告正式成立,首都设于福州。 中华共和国人民革命政府成立后,在国内外引起极大的反响。12月29日后,中共福州中心市委以“远东反帝非战反法西斯大同盟福州分盟”的名义发表宣言,公开号召建立反帝统一战线;人民革命政府也在其机关报《人民日报》和《国光日报》全文转载这篇宣言。接着福州分盟又发动各界人士和群众成立“反对国民党飞机轰炸,援助十九路军士兵反国民党战争委员会”,组织人员去十九路军部队驻地慰问官兵。

 1934年1月13日,在国民党重兵进攻下,主要领导人相继出走,福建事变失败。

 福建事变反映非蒋介石嫡系的国民党第十九路军将领蒋光鼐、蔡廷锴及广大官兵反蒋抗日的迫切要求。

 本栏目由人民政协报春秋周刊、人民政协网联合策划

 设计:赵庆庆 

文案:贾元昌

 编辑:薛婧

 审核:周佳佳


Chính quyền “Chủ Tịch Chính Quyền Nhân Dân Thủ Phủ Phúc Châu (Tỉnh Phúc Kiến)/Chairman of the People’s Government at Fuzhou từ 21 Nov 1933 – 21 Jan 1934 không phải là một đơn vị hành chánh cuả Cộng Sản Trung Hoa. Đó là một nhóm tướng lãnh thuộc Quốc Dân đảng Trung Hoa ly khai như Trần Minh Xu, Tưởng Quang Nãi; Thái Đình Khải; Lý Tế Thâm và Quân đoàn 19 Quân đội cách mạng Quốc Dân Đảng. Chống lại chính phủ trung ương cuả Tưởng Giới Thạch để phản đối Tưởng Giới Thạch ký hiệp định Đường Cô (Tanggu Agreement) vào ngày 17 tháng 10 năm 1933 với quân Nhật để dồn quân tấn công hồng quân Trung Cộng tại Giang Tây. Do đó; dù cờ của nhóm này màu gì đi chăng nữa thì không phải là cờ cuả Cộng Sản Trung Hoa. Tất cả tướng lãnh Quốc Dân Đảng ly khai này cũng không phải là đảng viên đảng Cộng Sản. Họ không hề trang bị chủ thuyết Mác Lê-Nin. Và chính quyền này cũng không hề tranh đấu theo chỉ thị cuả Cộng Sản quốc tế.
 

Câu hỏi được đặt ra là tại sao Biên Tập Viên Ben Cahoon cuả trang mạng http://worldstatesmen.org/China.html lại đăng lầm cờ đỏ sao vàng cạnh cong bầu nào đó vô vị trí cờ cuả Chủ Tịch Chính Quyền Nhân Dân Thủ Phủ Phúc Châu (Tỉnh Phúc Kiến)/Chairman of the People’s Government at Fuzhou từ 21 Nov 1933 – 21 Jan 1934. Biên Tập Viên Ben Cahoon lầm lẫn với một lá cờ đỏ sao vàng cạnh cong bầu khác hay chỉ là một sai lầm thuần tuý ?

Câu trả lời là : Có thể Biên Tập Viên Ben Cahoon cuả trang mạng http://worldstatesmen.org/China.html lầm lẫn giữa hai lá cờ đều cuả tỉnh Phúc Kiến. Ông ta đã đăng lm c đ sao vàng cnh cong bu cu Cng Sn Soviet Phúc Châu thuc Xô Viết Đông Phúc Kiến cu đng Cng Sn Trung Hoa; thành lp vào năm 1934..vô ch cờ đ xanh sao vàng cnh thng cu “Ch tch Chính Quyền Nhân Dân Th Ph Phúc Châu (Tnh Phúc Kiến)/Chairman of the People’s Government at Fuzhou  t 21 Nov 1933 – 21 Jan 1934 (Sẽ trình bày dưới đây).


Nền đỏ sao vàng của sư đoàn độc lập Đông Phúc Kiến của Cộng Sản Trung Hoa

 https://baike.baidu.com/item/%E9%93%81%E8%A1%80%E4%BA%89%E9%94%8B%E4%B8%AD%E5%9B%BD%E4%BA%BA%E6%B0%91%E8%A7%A3%E6%94%BE%E5%86%9B%E7%AC%AC%E4%BA%8C%E5%8D%81%E5%86%9B%E5%BE%81%E6%88%98%E7%BA%AA%E5%AE%9E 

Theo tài liệu “Sư đoàn Độc lập Mindong (= Đông Phúc Kiến) của Hồng quân Công nhân và Nông dân Trung Quốc” ( https://zh.wikipedia.org/wiki/%E4%B8%AD%E5%9B%BD%E5%B7%A5%E5%86%9C%E7%BA%A2%E5%86%9B%E9%97%BD%E4%B8%9C%E7%8B%AC%E7%AB%8B%E5%B8%88 ). 

Vào năm 1931, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Hoa Phúc Châu cố gắng xây dựng các lực lượng Cộng Sản Trung Hoa ở phía Đông Phúc Kiến ( Gọi là Mindong). Nhưng không thành công vì sự kiểm soát của Quốc Dân Đảng. Đến cuối năm 1933. Chính quyền Quốc Dân Dảng mất quyền kiểm soát khu vực đông Phúc Kiến do biến cố chống đối của nhóm tướng lãnh và binh sĩ của lộ quân thứ 19 Quốc Dân Đảng Trung Hoa ly khai để thành lập “Chủ Tịch Chính Phủ Nhân Dân Phúc Châu” 21 /11/1933 – 21/01/ 1934. Tận dụng cơ hội. Đảng Cộng Sản Đông Phúc Kiến thành lập chính quyền Soviet Mindong vào tháng 2/1934. Đến cuối tháng 9/1934. Quân Ủy Mindong của đảng Cộng Sản Trung Hoa đông Phúc Kiến thành lập Sư Đoàn Độc Lập Mindong bao gồm 3 trung đoàn độc lập Mindong đã được thành lập trước đó.

 Bảng “phát triển lịch sử của Sư đoàn độc lập Mindong” được hệ thống phiên dịch trong máy tính chuyển dịch sang tiếng Việt ( https://zh.wikipedia.org/wiki/%E4%B8%AD%E5%9B%BD%E5%B7%A5%E5%86%9C%E7%BA%A2%E5%86%9B%E9%97%BD%E4%B8%9C%E7%8B%AC%E7%AB%8B%E5%B8%88

Hình trên là poster nền đỏ sao vàng của Sư đoàn độc lập Mindong. Thời gian hợp tác với Quốc Dân Đảng chống Nhật thì là nền đỏ sao vàng của binh đoàn Tân Tứ Quân kháng Nhật phụ trách tỉnh Phúc Kiến. Còn sau khi Nhật đầu hàng. Đảng Cộng Sản Trung Hoa quay lại đánh nhau với Quốc Dân Đảng để giành quyền cai trị Trung Hoa và gọi là “Chiến tranh Giải Phóng “. Thì đây là nền đỏ sao vàng của tập đoàn quân 20 Cộng Sản Trung Hoa mà tiền thân là sư đoàn độc lập Mindong ( https://zh.wikipedia.org/wiki/%E4%B8%AD%E5%9B%BD%E4%BA%BA%E6%B0%91%E8%A7%A3%E6%94%BE%E5%86%9B%E9%99%86%E5%86%9B%E7%AC%AC%E4%BA%8C%E5%8D%81%E9%9B%86%E5%9B%A2%E5%86%9B )

https://www.fuzhou.gov.cn/zgfzzt/srfb/zwgk/xxgcxjpxsdzgtsshzysxztjy/xxdt/202108/t20210817_4163803.htm 

https://jwc.fjbu.edu.cn/info/1055/1360.htm

 Nền đỏ sao vàng trước cổng nhà tưởng niệm cuộc nổi dậy mồng 3 tháng Hai năm 1934 của quân Cộng Sản Trung Hoa Xô Viết Đông Phúc Kiến tại Hồ Quế (桂湖), thị trấn Hoàn Tây (宦溪), Quận Tấn An (晋安), thủ phủ Phúc Châu (福州), tỉnh Phúc Kiến.


https://new.qq.com/rain/a/20220906A0ARXB00?suid=&media_id=

Logo một ngôi sao vàng cạnh cong bầu ( Trên nền đỏ ) trong bài viết online của Trung Cộng “Nhà tưởng niệm Xô Viết khu vực Đông Phúc Kiến” ( 闽东苏区纪念馆 ). Tất nhiên đây là nền đỏ sao vàng của Cộng Sản Đông Phúc Kiến – Bao gồm cả thủ phủ Phúc Châu -.


http://www.chinaflag.org.cn/?list_19/1276.html

 Nền đỏ sao vàng ( trong những vòng tròn xanh) và Đội Vệ binh Quốc kỳ tại Quảng trường 1 tháng 5 Phúc Châu. Tất nhiên đây là nền đỏ sao vàng của Cộng Sản thủ phủ Phúc Châu của tỉnh Phúc Kiến


Vấn đề thứ hai là: Theo tài liệu lịch sử.  Lá cờ xanh (dương) đỏ sao vàng cạnh thẳng của Chính quyền “Chủ tịch Chính Quyền Nhân Dân Thủ Phủ Phúc Châu (Tỉnh Phúc Kiến) không phải đầu tiên được xử dụng do nhóm tướng lãnh thuộc Quốc Dân đảng Trung Hoa ly khai vào cuối năm 1933. Mà trước đó 6 năm. Nó đã từng là lá cờ của đảng “Dân chủ Nông dân và Công nhân Trung Quốc” (中国农工民主党) do một cán bộ cao cấp thuộc nhóm của Quốc Dân Đảng thiên tả là Đặng Diên  Đà (邓演) https://en.wikipedia.org/wiki/Deng_Yanda và những đảng viên Cộng Sản bị trục xuất thành lập. Coi như một đảng lai. Không phải là đảng Cộng Sản Trung Hoa và cũng không phải là Quốc Dân Đảng. Được gọi là đảng thứ Ba ( Hai đảng kia là Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng Sản Trung Hoa ). 

Do đó. Cờ xanh đỏ sao vàng của “Chủ tịch Chính Quyền Nhân Dân Thủ Phủ Phúc Châu (Tỉnh Phúc Kiến)/Chairman of the People’s Government at Fuzhou  từ 21 Nov 1933 – 21 Jan 1934 nhóm tướng lãnh thuộc Quốc Dân đảng Trung Hoa ly khai là chỉ lập lại lá cờ Đảng Dân chủ Nông dân và Công nhân Trung Quốc của  nhóm của Quốc Dân Đảng thiên tả ly khai vào tháng 11/1927 mà thôi


https://historica.fandom.com/wiki/Chinese_Peasants%27_and_Workers%27_Democratic_Party

 Ý nghĩa lơi chú giải : 

Đảng Dân chủ Nông dân và Công nhân Trung Quốc (CPWDP), còn được gọi là Minzhudang, là một đảng chính trị xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc được thành lập vào tháng 11 năm 1927.

 Nó được thành lập vào năm 1927 bởi những người theo chủ nghĩa dân tộc cánh tả Quốc dân đảng và các thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc bị trục xuất, những người tìm cách thành lập một đảng thứ ba lớn ở nước này. Vào tháng 8 năm 1930, CPWDP đã trở thành một đảng gắn kết dưới thời Đặng Diên Đà, và sau khi Đặng bị Tưởng Giới Thạch bí mật hành quyết vào năm 1931, đảng này đã hoạt động ngầm. Dưới chế độ cộng sản, CPWDP trở thành đảng vệ tinh của CPC và là một trong 8 đảng hợp pháp ở Trung Quốc đại lục. (The Chinese Peasants' and Workers' Democratic Party (CPWDP), also known as the Minzhudang, is a socialist political party in China which was founded in November 1927.

It was founded in 1927 by left-wing Kuomintang nationalists and expelled members of the Communist Party of China who sought to form a major third party in the country. In August 1930, the CPWDP became a cohesive party under Deng Yanda, and, after Deng was secretly executed by Chiang Kai-shek in 1931, the party went underground. Under communist ule, the CPWDP became a satellite party of the CPC and one of eight legal parties in mainland China.) 

Sau khi đảng Cộng Sản Trung Hoa nắm chính quyền vào năm 1949. Đảng Dân chủ Nông dân và Công nhân Trung Quốc/中国农工民主党 này trở thành 1 trong 8 đảng nhỏ hoạt động hợp pháp dưới sự chỉ đạo của đảng Cộng Sản Trung Hoa theo như kiểu của Mặt Trận Tổ Quốc Vậy ( https://en.wikipedia.org/wiki/Chinese_Peasants%27_and_Workers%27_Democratic_Party )


Trước năm 1975. Cộng Sản Bắc Việt chối , nói không liên quan gì đến Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam. Nhưng sau năm 1975 thì lại công khai thừa nhận như những câu trong những ô màu đỏ trên: “Đây là tổ chức được thành lập theo đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội III” “chịu sự lãnh đạo linh hoạt của Đảng Lao động Việt Nam.” “Đây là tổ chức kế thừa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Mặt trận của cả nước từ Bắc đến Nam) ở miền Nam (công nhận bởi các tài liệu sau năm 1975)”..Và “ Đảng Tiền nhiệm là Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội tức là Mặt Trận Việt Minh với hình cờ đỏ sao vàng”.

 Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã thừa biết Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam là con đẻ của Cộng Sản Bắc Việt. Vì nội cái hình lá cờ xanh đỏ sao vàng đã chứng tỏ lai căng đảng Cộng Sản Việt Nam. 

Nhưng thật ra. Tất cả các quyết định của đảng Cộng Sản Việt Nam không bao giờ mang tính độc lập. Mà luôn luôn theo chỉ thị của Cộng Sản Quốc Tế, đặc biệt là từ Bắc Kinh. Căn cứ vào màu cờ của tài liệu trên để cho thấy lá cờ của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Cộng.

Lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam có hình ngôi sao vàng trên nền cờ đỏ và xanh dương,....

https://hoilhpn.org.vn/CmsView-EcoIT-portlet/html/print_cms.jsp?articleId=37196

Lá cờ được coi như lai Cộng Sản Bắc Việt của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam được trình bày thường có màu xanh (da trời) đỏ với sao vàng cạnh thẳng. Nhưng trong bài báo trên có trình bày lá cờ đầu tiên của cái mặt trận con ghẻ của Cộng Sản Bắc Việt này thì là màu xanh dương chứ không phải xanh da trời. Khi lá cờ xanh (dương) đỏ sao vàng này có mặt trong ngày thành lập Mặt Trận GPMN VN. Thì đã có một loại cờ y hệt như vậy tại Hoa Lục của một đảng tay sai chịu sự chỉ đạo của đảng Cộng Sản Trung Hoa là Đảng Dân chủ Nông dân và Công nhân Trung Quốc và đồng thời là của “Chính quyền Cách Mạng Phúc Kiến 1933”. Như vậy loại cờ lai căng Cộng Sản của đứa con ghẻ Cộng Sản Việt Nam này không phải do sáng kiến từ Hà Nội. Mà từ Bắc Kinh.

 Như vậy, không phải chỉ có quốc kỳ của đảng Cộng Sản Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Cộng. Mà cả lá cờ của Mặt Trận GPMN VN cũng vậy. Có nguồn gốc từ Trung Cộng.

Comments
* The email will not be published on the website.