29 min read
13 Jun
13Jun

Bài này có tính cách tóm tắt lại toàn bộ hành trình của lá cờ đỏ sao vàng của Cộng Sản Quốc Tế từ khi là một trong những biểu tượng của Liên Xô cũ; cho tới khi thành Cờ Nam Kỳ Khởi Nghĩa qua lời nhắn nhủ của Trần Phú. Cho tới khi qua Trung Hoa. Được Cộng Sản tỉnh Phúc Kiến thường xử dụng. Sau đó thành cờ đỏ sao vàng Vạn Lý Trường Chinh. Rồi thành cờ đỏ sao vàng kháng Nhật của đảng Cộng Sản Trung Hoa. Rồi thành cờ đỏ sao vàng của binh đoàn Bát Lộ Quân chống Nhật của đảng Cộng Sản Trung Hoa. Rồi được Hồ Chí Minh – Khi đó là Thiếu Tá Hồ Quang tại văn phòng trung ương của Bát Lộ Quân tại Quế Lâm sao chép thành cờ của Mặt Trận Việt Minh.

Vì lượt thuật lại một cách tóm tắt hành trình dài của lá cờ đỏ sao vàng cho nên trong bài này có post lên nhiều hình ảnh đã đăng trong các bài khác.

Logo nền đỏ sao vàng có lộng hình búa liềm. Một loại quân kỳ của nhiều đơn vị Hồng Quân Liên Xô cũ


https://www.youtube.com/watch?v=YBDZyFqevu4

Đảng kỳ đầu tiên của đảng Cộng Sản Trung Hoa: Cờ đỏ sao vàng có lộng hình búa liềm. Rập khuôn theo mẫu mã một loại cờ của Liên Xô cũ.

https://hanoimoi.vn/co-do-sao-vang-sang-tuong-lai-506513.html

Lá cờ đầu tiên của đảng Cộng Sản Việt Nam dùng cũng là đảng kỳ đầu tiên của đảng Cộng Sản Trung Hoa khi quân Cộng Sản Việt Nam và quân Cộng Sản Trung Hoa hoạt động chung tại biên giới Việt Trung: Cờ đỏ sao vàng có lộng hình búa liềm.


Và đặc biệt trong bài này sẽ không đề cập tời hình ảnh của lá cờ đỏ sao vàng có lộng hình búa liềm. Có nguồn gốc cũng từ Liên Xô cũ. Là đảng kỳ đầu tiên của đảng Cộng Sản Trung Hoa. Và là thủy tổ cờ đỏ sao vàng của đầu tiên của đảng Cộng Sản Việt Nam như 3 hình trên.



Logo Đảng Cộng sản Liên Xô (tiếng Nga: Коммунистическая партия Советского Союза; viết tắt: КПСС, ) https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A3ng_C%E1%BB%99ng_s%E1%BA%A3n_Li%C3%AAn_X%C3%B4
 Ai cũng biết hai biểu tượng chính trên quốc kỳ của Liên Xô cũ là búa liềm và ngôi sao viền vàng. Nhưng hai biểu tượng chính trên logo của đảng Cộng Sản Liên Xô là búa liềm và ngôi sao vàng “đặc” (Xem hình trên). 
Do đó. Logo ngôi sao vàng “đặc” này là một  trong những biểu tượng của Liên Xô cũ. Dù trên thực tế nó không được phổ biến bằng ngôi sao Soviet đỏ. Tuy nhiên nó đã được nhiều đơn vị trong quân đội của Liên Xô cũ dùng làm quân kỳ từ khi được thành lập vào ngày 23/02/1918.



Quân kỳ nền đỏ sao vàng của Quân Đội Liên Xô cũ trong ngày lễ “Vinh Danh Quân Đội” mồng 7 tháng 11

 https://www.dailymail.co.uk/news/article-5057853/Russia-papers-100th-anniversary-Bolshevik-uprising.html


Hình lá cờ đỏ sao vàng được ghi chú là   (Một loại) cờ của Liên Xô : Flag Soviet Union

Hiệu kỳ nền đỏ sao vàng cạnh cong bầu của đội Thiếu Niên Tiền Phong Liên Xô

https://picclick.com/Things-pioneer-of-the-USSR-vintage-1973-333575799092.html

Vé xe lữa từ thủ đô Moscow của Liên Xô cũ tới Bắc Kinh Trung Cộng của hãng Vodka có nền đỏ và một ngôi sao năm cánh cạnh cong bầu. 

https://vodkatrain.wordpress.com/tag/gerel-ust-company-mongolia/


Trần Phú – Tổng Bí Thư đầu tiên của Cộng Sản Việt Nam – Sau khi được đào tạo từ Liên Xô về nước. Đã luôn nhắc nhở các  thuộc cấp dưới quyền :”Quốc kỳ cho một nước Việt Nam Cộng Sản trong tương lai phải là nền đỏ sao vàng”. Và hoặc là Nguyễn Hữu Tiến; Hoặc là Lê Quang Sô đã thực hiện điều đó. Làm thành cờ Nam Kỳ Khởi Nghĩa nền đỏ sao vàng.


Đoạn văn trên chứng tỏ cờ đỏ sao vàng Nam Kỳ hởi Nghĩa là do thực hiện lời nhắn nhủ của Trần Phú

  • Nguyễn Hữu Tiến được xứ ủy Nam Kỳ giao phụ trách liên tỉnh Đảng bộ Châu Đốc, Long Xuyên, Hà Tiên, Rạch Giá. Người giao cho Nguyễn Hữu Tiến vẽ cờ là Võ Văn Tần; bí thư xứ ủy Nam Kỳ. Người gợi ý cho Nguyễn Hữu Tiến nên vẽ  nền đỏ sao vàng là Nguyễn Thị Minh Khai. Minh Khai nhắc lại lời dặn dò của tổng bí thư đầu tiên của Đảng CS VN là Trần Phú cho Nguyễn Hữu Tiến:Khi thành lập một nước Việt Nam Cộng Sản trong tương lai thì nên chọn mẫu quốc kỳ là cờ đỏ sao vàng năm cánh

(  http://hudt.vn/duy-tien-introduce/dong-chi-nguyen-huu-tien-nguoi-ve-la-co-to-quoc-bi-thu-lien-tinh-uy-long-xuyen-1939-1940-94.html )


  • Lê Quang Sô hoạt động tại tỉnh ủy Mỹ Tho. Người giao nhiệm vụ cho Lê Quang Sô vẽ cờ là Phan Văn Khỏe, ủy viên thường vụ xứ ủy, bí thư tỉnh ủy Mỹ Tho, Lê Quang Sô quyết định vẽ mẫu cờ nền đỏ sao vàng là theo như ước nguyện của Trần Phú tổng bí thư đầu tiên của Đảng CS VN từ năm 1931 là: “Sau này nước nhà độc lập sẽ lấy cờ đỏ sao vàng làm quốc kỳ”. “..Trong lúc bị thực dân Pháp giam cầm ở nhà tù Côn Đảo, đồng chí Lê Quang Sô từng nghe kể về ước nguyện của đồng chí Trần Phú – Tổng bí thư đầu tiên của Đảng ta từ năm 1931 là: “Sau này nước nhà độc lập sẽ lấy cờ đỏ sao vàng làm quốc kỳ”..

http://baoapbac.vn/chinh-tri/201209/Su- … ho-122856/ )

Và vì biểu tượng ngôi sao vàng trên nền đỏ của Liên Xô cũ không phổ biến bằng biểu tượng búa liềm hoặc ngôi sao đỏ (= Ngôi sao viền vàng trên nền đỏ) . Cho nên ít ai ngờ là quốc kỳ “tương lai” của Cộng Sản Việt Nam nền đỏ sao vàng theo lời căn dặn của Trần Phú cũng là một biểu tượng của Cộng Sản Quốc Tế xuất phát từ Liên Xô cũ.

Cho nên. Ta có thể nói cờ đỏ sao vàng của Nam Kỳ Khởi Nghĩa có nguồn gốc từ Liên Xô cũ qua lời căn dặn của Trần Phú – Tổng Bí Thư đầu tiên của đảng Cộng Sản Việt Nam; lúc đó còn mang tên là đảng Cộng Sản Đông Dương.-


https://xzmu.edu.cn/getcontent?id=68735&url=show

Khi chủ thuyết Cộng Sản Mác Lê-Nin xâm nhập sang Trung Hoa. Ngoại trừ đoàn thể đầu tiên có cờ nền đỏ có ngôi sao Soviet màu vàng là đoàn Thanh Niên Cộng Sản Trung Cộng được thành lập vào năm 1920. Thì có lá cờ đỏ sao vàng của chi bộ đảng đầu tiên của đảng Cộng Sản tỉnh Phúc Kiến : Chi bộ đảng Cộng Sản trường Đại Học Hạ Môn vào năm 1926. Hình trên là logo nền đỏ sao vàng tại “Phòng triển lãm Lịch sử ‘Cách mạng’ của Đại học Hạ Môn” tỉnh Phúc Kiến.


 Cờ/logo nền đỏ sao vàng của chi bộ đảng Cộng Sản trường Đại Học Hạ Môn tỉnh Phúc Kiến – Là chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Phúc Kiến được thành lập vào năm 1926 – nằm trên góc cao bên trái của bài giảng trên màn chiếu (Projector screen)  

https://twri.xmu.edu.cn/2022/0328/c14279a449867/page.htm    

https://www.52hrtt.com/za/n/w/info/K1665470430380

https://www.sohu.com/a/593669071_672938 

 Trên là hình một ngôi sao vàng năm cánh trên khăn trải bàn màu đỏ của cán bộ Cộng Sản Trung Cộng thuộc Xô Viết Tây Phúc Kiến ( 闽西苏区) đang ngồi xử án một người bị ghép tội “Phản cách mạng” (Chống Cộng Sản) với bản án thường là tử hình.

 Soviet Phúc Kiến (Fujian Soviet Government) được thành lập vào năm 1932 nằm trong Xô Viết Giang Tây- (Tây) Phúc Kiến thành lập vào năm 1931 thuộc Cộng Hòa Xô Viết Trung Hoa. Cái nhà nước đầu tiên của Trung Cộng này đã bị quân đội Quốc Dân Đảng tấn công và phải tháo chạy vào năm 1934 với cái tên gọi là  Vạn Lý Trường Chinh. Do đó . Đã có những người chống Cộng Sản đã từng bị giết dưới lá cờ đỏ sao vàng cuả đảng Cộng Sản tỉnh Phúc Kiến Trung Hoa từ năm 1932-1934.

https://www.fuzhou.gov.cn/zgfzzt/srfb/zwgk/xxgcxjpxsdzgtsshzysxztjy/xxdt/202108/t20210817_4163803.htm

 https://jwc.fjbu.edu.cn/info/1055/1360.htm   

https://www.52hrtt.com/ro/n/w/info/A1646117435009

Nền đỏ sao vàng trước cổng nhà tưởng niệm cuộc nổi dậy mồng 3 tháng Hai năm 1934 của quân Cộng Sản Trung Hoa Xô Viết Đông Phúc Kiến tại Hồ Quế (桂湖), thị trấn Hoàn Tây (宦溪), Quận Tấn An (晋安), thủ phủ Phúc Châu (福州), tỉnh Phúc Kiến


Nhà tưởng niệm Cách Mạng Cương Lũng  岗垅革命纪念馆 

https://www.sohu.com/a/496789035_610304

https://daydaynews.cc/en/history/the-film-crew-of-fujian-tv-station-so-red-in-fujian-came-to.html

http://cmstop.ndsww.com/p/58768.html

 Biểu tượng nền đỏ sao vàng của đảng Cộng Sản tỉnh Phúc Kiến tại Nhà tưởng niệm Cách Mạng Cương Lũng  (岗垅革命纪念馆). Là điạ điểm cũ của Ủy ban đặc biệt Đảng Cộng sản Trung Hoa Đông Phúc Kiến và các lực lượng võ trang du kích đầu tiên của Cộng Sản Đông Phúc Kiến ( Gọi là Mindong) được thành lập. Tiến hành chiến tranh du kích ba năm (1931-1934) trước khi Soviet Trung Ương Giang Tây và Tây Phúc Kiến rời đi trong cuộc Vạn Lý Trường Chinh tháng 10/ 1934. Tại làng Gia Khoa ( 甲坑 ) huyện Thọ Ninh (寿宁), thành phố Ninh Đức ( 宁德 ) tỉnh Phúc Kiến.

https://yurenhao.sizhengwang.cn/a/hhdxjdgcxyjxgczyqbbbksdzb/210316/811706.shtml

https://www.sohu.com/a/314933541_99962854 

Kỳ đài “Đường giao thông ngầm màu đỏ” (红色地下交通线) 1930-1939


Hình này cho thấy rõ hàng chử Hán cạnh cán cờ : “Sư đoàn độc lập Bắc Phúc Kiến của Hồng Quân Công Nông Trung Quốc” (中国工农红军闽北独立师)

Hình này cho thấy rõ ngôi sao năm cánh trên lá cờ đỏ của “Sư đoàn độc lập Bắc Phúc Kiến của Hồng Quân Công Nông Trung Quốc” là màu vàng

Hình cờ đỏ sao vàng của “Sư đoàn độc lập Bắc Phúc Kiến”  tại Kỳ đài “Đường giao thông ngầm màu đỏ” (红色地下交通线) , tại làng Dương Mai Linh (杨梅岭), Thị trấn Thủy Bắc (水北), thuộc Nhà tưởng niệm khu vực trung tâm Xô Viết Thiệu Vũ ( 邵武中央苏区纪念馆),quận huyện Thiệu Vũ (邵武), thành phố Nam Bình (南平),  tỉnh Phúc Kiến.

Theo https://zh.wikipedia.org/wiki/%E4%B8%AD%E5%9B%BD%E5%B7%A5%E5%86%9C%E7%BA%A2%E5%86%9B%E9%97%BD%E5%8C%97%E7%8B%AC%E7%AB%8B%E5%B8%88 Thì Trung đoàn độc lập Bắc Phúc Kiến được Quân Ủy Bắc Phúc Kiến của đảng Cộng Sản Trung Hoa mở rộng thành Sư Đoàn Độc Lập Bắc Phúc Kiến vào tháng 11/1932. Như vậy đây là cờ đỏ sao vàng của Sư Đoàn Độc Lập Bắc Phúc Kiến từ năm 1932 

NHƯ VẬY NẾU NÓI CỜ ĐỎ SAO VÀNG CẠNH CONG BẦU CỦA MẶT TRẬN VIỆT MINH DO HỒ QUANG/HỒ CHÍ MINH MANG TỪ TRUNG HOA VỀ VIỆT NAM MÀ SAU NÀY THÀNH QUỐC KỲ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM...LÀ LÁ CỜ CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG HOA TỈNH PHÚC KIẾN THÌ HOÀN TOÀN ĐÚNG 100%

Đảng Cộng Sản tỉnh Phúc Kiến có rất nhiều chi bộ đảng dùng logo nền đỏ sao vàng thời chiến tranh Quốc Cộng. Và cho đến nay cũng còn nhiều cơ quan hành chánh và du lịch vẫn dùng logo nền đỏ sao vàng.

Khi Cộng Sản tỉnh Phúc Kiến nằm chung với Cộng Sản tỉnh Giang Tây trong Soviet Giang Tây Phúc Kiến – hay nói cho gọn lại là Soviet Giang Tây. Thì cờ đỏ của Soviet Giang Tây (Phúc Kiến) có ngôi sao vàng được đưa lên góc cao.

http://www.caidengw.com/newsshow-1477.html

Trên là hình chiếc xe hoa của liên tỉnh Soviet Giang Tây Phúc Kiến trong ngày kỷ niệm thành lập đảng Cộng Sản Trung Hoa được tổ chức trên đất Phúc Kiến. Có ngôi sao vàng gần trên góc cao của nền đỏ.

Sau khi sát nhập thêm một số vùng đất lân cận dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng Sản Trung Hoa (Các Soviet khác). Vô với lãnh thổ của Xô Viết Giang Tây (Phúc Kiến). Thì vùng lãnh thổ này trở thành “Nước” Cộng Sản Trung Cộng mang tên Chinese Soviet Republic/Cộng Hòa Xô Viết Trung Hoa. Và ngôi sao vàng cũng là logo chính của cái “Nhà nước” Cộng Sản Trung Hoa này.

Đại hội đại biểu toàn quốc đầu tiên của Cộng hòa Xô Viết Trung Hoa được tổ chức tại hội trường tổ tiên ở làng Yeping, thành phố Ruijin, tỉnh Giang Tây, miền đông Trung Quốc, vào năm 1931. The first National Congress of the Soviet Republic of China was held in an ancestral hall in Yeping village, Ruijin City, east China’s Jiangxi Province, in 1931. /CGTN

https://news.cgtn.com/news/2021-06-17/Red-capital-Ruijin-ignites-new-hope-for-peasants-11aj5PiTOik/index.html

Trên là logo ngôi sao vàng của thủ phủ của “Nhà nước” Cộng Hòa Xô Viết Trung Hoa mà vùng lãnh thổ rộng nhất vẫn là Soviet Giang Tây (Phúc Kiến).

Khi chính phủ Quốc Gia của Quốc Dân Đảng tấn công vào cái “Nhà nước” bất hợp pháp Cộng Hòa Xô Viết Trung Hoa/ Chinese Soviet Republic của đảng Cộng Sản Trung Hoa. Buộc Hồng Quân Trung Cộng phải tháo chạy thành cuộc rút lui nổi tiếng mang tên Vạn Lý Trường Chinh. Và logo nền đỏ sao vàng của cái nhà nước Trung Cộng có nguồn gốc từ đảng Cộng Sản tỉnh Phúc Kiến này trở thành cờ đỏ sao vàng Vạn Lý Trường Chinh.



( Hàng chử ghi chú được phóng lớn: Fujian college students’: Sinh viên đại học Phúc Kiến vẽ)

https://www.sgss8.com/tpdq/9052170/

Trên là hình vẽ một cảnh Hồng Quân Trung Cộng trong cuộc “Vạn lý Trường Chinh” với cờ đỏ sao vàng cạnh cong bầu của Cộng Sản tỉnh Phúc Kiến do chính sinh viên Phúc kiến vẽ.


Hình dưới đây là một bằng chứng mạnh mẽ cho thấy logo nền đỏ sao vàng là cờ của Hồng Quân Trung Cộng trong cuộc rút lui Vạn Lý Trường Chinh 1934-1935. Trước khi thành cờ/logo của  hai đạo binh Bát Lộ Quân và Tân Tứ Quân trong thời gian quân đội Cộng Sản Trung Hoa cùng hợp tác với Quốc Dân Đảng chống Nhật từ năm 1937.



https://view.inews.qq.com/k/20220406A0D18H00?web_channel=wap&openApp=false https://www.sohu.com/a/465254660_100172767 https://new.qq.com/omn/20220526/20220526A00DD600.html https://sunnews.cc/zh-mo/history/948348.html

 Nội dung của bải báo online cuả Trung Cộng trên như sau : Trước ngày chính thức thành lập nhà nước Trung Cộng. lực lượng du kích của Trung Cộng tại Huyện Đội Liêu Nguyên (燎原); mà trước kia là An Thuận (安顺区). Thành phố Trùng Châu (Sùng Châu 崇州). Thành Đô ( 成都 ). Tứ Xuyên ( 四川) . Họ nghĩ rằng chắc chắn quốc kỳ cuả chính quyền Trung Cộng nhất định phải là lá cờ nền đỏ có một ngôi sao vàng năm cánh ở chính giữa. Vì đó là lá cờ mà địa phương đầu tiên dùng nó là Cộng Sản tỉnh Phúc Kiến. là quốc kỳ hụt cuả cái nhà nước đầu tiên cuả đảng Cộng Sản Trung Hoa bị chết yểu là Cộng Hoà Xô Viết Trung Hoa/Chinese Soviet Republic, và là cờ Vạn Lý Trường Chinh, Cho nên họ đã mạnh dạn thêu một lá cờ nền đỏ có một ngôi sao vàng năm cánh cạnh cong bầu rất to ở chính giữa. Có lẽ thời gian đó thông tin báo đài cũng không được rộng rãi như bây giờ cho nên lực lượng du kích cuả Cộng Sản Trung Hoa tại An Thuận không hề biết rằng cờ đỏ sao vàng Vạn Lý Trường Chinh có nguồn gốc từ tỉnh đảng Phúc Kiến cuả Trung Cộng đã được Cộng Sản Việt Nam dùng làm quốc kỳ từ năm 1945. Và đảng Cộng Sản Trung Hoa đã phải dùng một loại cờ đỏ sao vàng khác làm quốc kỳ. 

Vì thời gian cất giữ quá lâu (1949-2017). Và có lẽ loại vải may ngôi sao vàng không được tốt. Nên ngôi sao vàng đã bị phai màu thành ra màu ngà như trong hình trên. 

Ngày 30/06/2017. Bảo tàng viện cuả Cộng Sản tại An Thuận được thành lập. Và quốc kỳ “Lẽ ra” là cuả Trung Cộng do du kích An Thuận thêu tay được mang ra trưng bày. Trong hàng chử cuối cùng cuả hình có hàng chử :”Một ngôi sao năm cánh MÀU VÀNG khổng lồ được thêu ở trung tâm” ( 中央绣着一颗巨大的黄色五角星 ). 

( Năm chử Hán trong ô màu xanh 黄色五角星 có nghĩa là Ngôi sao năm cánh màu vàng. Còn chử Hán trong vòng tròn màu đỏ 黄 có nghĩa là màu vàng.) 

Còn các chử Hán ở trong ô màu đỏ phía dưới mang ý nghĩa : 

Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, các du kích đã bắt chước lá cờ của Hồng Quân theo gợi ý của những du kích đã từng chứng kiến cuộc trường chinh của Hồng quân, ( 击队员们几经考虑,根据目睹过红军长征的游击队员提议,模仿红军的旗帜)


https://www.taobao.com/list/item/657005211139.htm https://www.taobao.com/list/item/678383099772.htm?spm=a21wu.10013406.taglist-content.13.5a5f20c23emOvE 

https://www.taobao.com/list/item/657005211139.htm?spm=a21wu.10013406.taglist-content.8.69129d0fnb0He9

https://www.taobao.com/list/item/678383099772.htm?spm=a21wu.10013406.taglist-content.13.5a5f20c2JZAPqe 

  https://www.taobao.com/list/item/678383099772.htm?spm=a21wu.10013406.taglist-content.13.5a5f20c2TMqEH4

 Cờ đỏ sao vàng của “Hồng Quân Công Nông Trung Quốc” (中國工農紅軍) là tên của quân đội Trung Hoa Cộng Sản thời Vạn Lý Trường Chinh được rao bán trên mạng https://world.taobao.com/  của Trung Cộng ngày hôm nay 

(Tên “Hồng Quân Công Nông Trung Quốc” / 中國工農紅軍 nằm cạnh cán cờ )  


Ngày 01/08/1935. Đang trên đường rút lui Vạn Lý Trường Chinh. “Chính phủ” cuả Cộng Hoà Xô Viết Trung Hoa công bố một thông điệp kêu gọi nhân dân Trung Hoa chống lại Nhật Bản và Cứu Quốc Quân của quân đội Quốc Gia ( Cũng được coi như Tuyên Bố mồng 1 tháng 8) .


https://www.sohu.com/a/500211944_100143758

Hình một cán bộ cuả Cộng Sản Trung Hoa là Dương Tịnh Vũ / Yang Jingyu (楊靖宇) thành lập đội quân du kích chống Nhật tại Mãn Châu mang tên “The First Army of the Northeast People’s Revolutionary Army” ( Đạo quân thứ nhất cuả quân đội Cách Mạng Nhân Dân vùng Đông Bắc ) vào ngày 18 tháng 9 năm 1933. Quân kỳ tại Tổng Hành Dinh cuả đội quân du kích này là một ngôi sao vàng năm cánh cạnh cong bầu nằm giữa lá cờ màu đỏ. Đầu tiên đó là cờ của Cộng Sản tỉnh Phúc Kiến; rồi tiếp đến là logo của “Nhà nước” Cộng Sản Trung Hoa Chinese Soviet Republic; và rồi thành cờ đỏ sao vàng Vạn Lý Trường Chinh. Và là logo của các đơn vị du kích chống Nhật.


https://www.sohu.com/a/400666048_100213674

 https://www.sohu.com/a/693723201_362042

Kỳ đài nền đỏ sao vàng của Đệ nhất lộ quân của quân liên minh kháng Nhật Đông Bắc (东北抗联第一路军) tại căn cứ làng An Ninh (治安), thị trấn Ngọc Lâm (榆林), Quận Tế An (集安), thành phố Thông Hóa (通化) tỉnh Cát Lâm (吉林)


http://www.wenlvchuxiong.com/p/207.html

Cờ đỏ sao vàng của quân Trung Cộng kháng Nhật vào năm 1935 tại thành phố Sở Hùng (楚雄) – Là Châu tự trị của sắc tộc Di (楚雄彝族自治州)thuộc tỉnh Vân Nam. 

Ý nghĩa hàng chử Hán phía trên của hình:

 Ở Sở Hùng năm 1935, một nhóm anh hùng đấu tranh cho độc lập và giải phóng dân tộc đã đến Sở Hùng , khéo léo vượt qua sông Kim Sa, hoàn thành chiến lược chuyển hướng lên phía bắc để chống lại Nhật Bản, và để lại tia lửa cách mạng trong những thăng trầm của cuộc đời ở Longjiedu. 

(1935年的楚雄,一群为民族独立与解放前赴后继的英雄来到楚雄,巧渡金沙江,完成了北上抗日的战略大转移,在饱经沧桑的龙街渡留下了革命的火种。)

  Bắt đầu từ năm 1937 thì quân đội Cộng Sản Trung Hoa hợp tác với quân đội Quốc Dân Đảng để cùng chống Nhật và vẫn tiếp tục dùng cờ/logo nền đỏ sao vàng. Quân du kích Trung Cộng tại Vân Nam thuộc vào quân số của binh đoàn Bát Lộ Quân Trung Cộng chống Nhật. Cho nên cờ đỏ sao vàng này khi đó trở thành cờ đỏ sao vàng của binh đoàn Bát Lộ Quân Trung Cộng tại Vân Nam. Năm 1940. Thiếu Tá Bát lộ Quân Hồ Quang/Hồ Chí Minh tại văn phòng Bát lộ Quân trung ương tại Quế Lâm Quảng Tây đã tạo ra lá cờ đỏ sao vàng giống y như loại cờ này. Đến năm 1941 ông ta mang nó về Việt Nam để làm thành lá cờ của mặt trận Việt Minh. Và đến năm 1945. Lá cờ đỏ sao vàng của mặt trận Việt Minh có nguồn gốc của Tàu Cộng do Hồ Quang/Hồ Chí Minh đã thành quốc kỳ của đảng Cộng Sản Việt Nam.



http://ditichhochiminhphuchutich.gov.vn/nguyen-ai-quoc–ho-quang-o-van-phong-bat-lo-quan-que-lam–trung-quoc-159

https://arttimes.vn/goc-nhin/thieu-ta-bat-lo-quan-ho-quang-co-phai-la-chu-tich-ho-chi-minh-c8a2500.html

Đến năm 1937. Hồng Quân Trung Cộng và Quốc Dân Đảng hợp tác chống Nhật. Quân đội của đảng Cộng Sản Trung Hoa không còn mang tên là “Hồng Quân Công Nông Trung Quốc” nữa. Mà tổ chức thành hai binh đoàn mang tên là Tân Tứ Quân và Bát lộ Quân.

Các đoạn văn trên cho thấy Hồ Chí Minh khi đó là Hồ Quang. Được đảng Cộng Sản Trung Hoa phong cấp bậc Thiếu Tá tại chi bộ Lan Châu trong binh đoàn Bát lộ Quân chống Nhật vừa mới được thành lập.

Không như các đại đơn vị chính quy của quân đội Quốc Dân Đảng như Quân đoàn; Sư đoàn thường đóng quân tập trung để giao chiến với quân Nhật. Hai binh đoàn Tân Tứ Quân và Bát Lộ Quân chống Nhật của quân đội Cộng Sản Trung Hoa chỉ bao gồm những đội quân du kích rải rác tại nhiều địa phương khác nhau giao chiến với quân Nhật theo kiểu chiến tranh du kích. Do đó. Cả Tân Tứ Quân và Bát Lộ Quân đều có nhiều văn phòng chi bộ đảng khác nhau tại những địa phương khác nhau.

Khi đó Hồ Chí Minh là Thiếu Tá trong Bát Lộ Quân chống Nhật của Trung Cộng. Phụ trách điện đài. Ông ta đi lại tới nhiều Chi bộ địa phương của Bát Lộ Quân tại nhiều nơi. Và luôn sinh sống; sinh hoạt tại các văn phòng của các chi bộ Bát Lộ Quân tại địa phương đó


https://m.thepaper.cn/baijiahao_7403668 https://m.thepaper.cn/newsDetail_forward_12995223 http://www.gsmtdzkcy.com/html/2021/qywh_0510/570.html


Hình phóng lớn chân dung Thiếu Tá Bát Lộ Quân Hồ Quang (胡光). 


Sau đây là tiểu sử Thiếu Tá Bát Lộ Quân Hồ Quang/Hồ Chí Minh từ năm 1939 tại Trung Hoa theo một bài báo online của Trung Cộng khi họ ‘khoe’ Hồ Chí Minh từng là cán bộ của binh đoàn Bát Lộ Quân của Trung Cộng


https://www.sohu.com/a/234084913_239401

 Ý nghĩa đoạn văn tiếng Hán trong ô màu xanh: Vào tháng 2 năm 1939, Diệp Kiếm Anh giữ chức phó giám đốc giáo dục của Lớp Yougan, và đưa một nhóm hướng dẫn viên và nhân viên từ Văn phòng Quân đoàn 8 của Quế Lâm đến Nam Nhạc. Hồ Chí Minh nằm trong số đó. Đảng Cộng Sản Trung Hoa đã thiết lập một đài phát thanh ở Nam Nhạc, nghe các bản tin phát sóng trong và ngoài nước, đồng thời liên lạc với Văn phòng Quân đoàn 8 lộ Quế Lâm. Hồ Chí Minh làm việc ở đài phát thanh và chịu trách nhiệm nghe các bản tin thời sự. (19392月,叶剑英担任游干班副教育长,便从桂林八路军办事处带了一批教官、工作人员前往南岳。胡志明也在其中。中共在南岳驻地设有电台,收听国内外的新闻广播,并与桂林八路军办事处联系。胡志明在电台工作,负责收听新闻广播。) 

Ý nghĩa hàng chử trong ô màu nâu: Hồ Chí Minh làm việc ở đài phát thanh và chịu trách nhiệm nghe các bản tin thời sự (胡志明在电台工作,负责收听新闻广播)

Ý nghĩa lý lịch Thiếu Tá Bát lộ Quân Hồ Quang Hồ Chí Minh trong ô màu đỏ lớn

 Tên: Hồ Quang. (姓名:胡光。)

 Nghề nghiệp: Thiếu tá nhân viên đài tin tức.( 职务:新闻台少校官员){Trong ô màu tím} 

Tuổi: 38 tuổi.( 龄:38) 

Quê quán: Quảng Đông.( 贯:广东) 

Đơn vị: Tập đoàn quân 18. 单位:(第十八集团军。) 

(Tập đoàn quân 18 chính là binh đoàn Bát Lộ Quân Trung Cộng)

Tốt nghiệp trường nào: Đại học Lĩnh Nam. (在何学校毕业:岭南大学。)

Đã làm công việc gì: Giáo viên Trung Học, hiệu trưởng trường ngoại ngữ. (曾干何工作:中学教员、外国语学校校长) 

 Phụ trách đài phát thanh là một nhiệm vụ ngoài yếu tố đòi hỏi bắt buộc người phụ trách phải thông thạo, nói trôi chảy tiếng Trung Hoa bản xứ. Phải có trình độ văn hóa Trung Hoa cao. Bên cạnh đó là vì mục đích tuyệt đối bảo mật cho nên chắc chắn không bao giờ đảng Cộng Sản Trung Hoa lại dám để cho một ngoại kiều không phải người Trung Hoa bản xứ đảm trách một nhiệm vụ rất quan trọng này.

Theo những tài liệu của đảng Cộng Sản Việt Nam. Thì Nguyễn Ái Quốc/Nguyễn Tất Thành trước 1938 không hề học một trường đại học nào tại Trung Hoa. Cũng như không hề ghi Nguyễn Ái Quốc/Nguyễn Tất Thành là giáo viên Trung Học, hiệu trưởng trường ngoại ngữ nào đó của Trung Hoa. Nhưng tiểu sử của Hồ Quang/ Hồ Chí Minh theo tài liệu của Trung Hoa thì có ghi điều đó. Hồ Quang/ Hồ Chí Minh từng là hiệu trưởng một trường ngoại ngữ tại Trung Hoa. Có nghĩa là ông ta có thể nói rành tiếng Việt Nam 

https://www.gsdx.gov.cn/yjsb/info/1007/1658.htm

Một ngôi sao vàng trên nền đỏ phía ngoài nhà tưởng niệm văn phòng của Binh Đoàn Bát Lộ Quân kháng Nhật tại Lan Châu  (兰州), tỉnh Cam Túc (). Thiếu Tá Bát lộ Quân Hồ Quang/Hồ Chí Minh đã sao chép logo nền đỏ sao vàng kháng Nhật của binh đoàn Bát Lộ Quân có nguồn gốc đầu tiên từ tỉnh đảng Phúc Kiến này để làm thành cờ của mặt trận Việt Minh. Và sau đó trở thành quốc kỳ đầu tiên của đảng Cộng Sản Việt Nam


NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ QUANG Ở VĂN PHÒNG BÁT LỘ QUÂN QUẾ LÂM – TRUNG QUỐC

http://ditichhochiminhphuchutich.gov.vn/nguyen-ai-quoc–ho-quang-o-van-phong-bat-lo-quan-que-lam–trung-quoc-159

Trên đây là những văn phòng Bát Lộ Quân chống Nhật tại những địa phương khác nhau mà Thiếu Tá Bát Lộ Quân Hồ Quang/Hồ Chí Minh từng tới sinh hoạt và sinh sống.


Những năm tháng Bác Hồ ở Quế Lâm

http://baolamdong.vn/hosotulieu/201404/nhung-nam-thang-bac-ho-o-que-lam-2323703/

Hồ Quang nhận cấp bậc Thiếu Tá Bát Lộ Quân tại chi bộ Quế Lâm là bộ chỉ huy đầu não của Bát Lộ Quân chống Nhật. Nơi có tư lệnh Bát Lộ Quân là tướng Chu Đức và Tham mưu trưởng là tướng Diệp Kiếm Anh. Trước đó Thiếu Tá Hồ Quang/Hồ Chí Minh từng tới chi bộ Bát lộ Quân tại Diên An  – Nơi coi như là Thánh địa của Cộng Sản Trung Hoa khi đó –.

Cờ kháng Nhật của đảng Cộng Sản Trung Hoa thời gian 1934-1935 là nền đỏ sao vàng. Quân kỳ của 2 binh đoàn chống Nhật của đảng Cộng Sản Trung Hoa thời gian 1937 là Tân Tứ Quân và Bát Lộ Quân cũng không khác.


Hình phóng lớn

 https://zhuanlan.zhihu.com/p/75646676 

https://www.hnzhy.com/m/NewsDetail-14872.html


(Hình Phóng lớn) 

https://www.bilibili.com/read/cv11591250


Hình phóng lớn 

https://www.bilibili.com/read/cv11591250

https://www.sgss8.net/tpdq/19954488/3.htm 

https://www.sgss8.net/tpdq/19954492/5.htm

Các hình trên là những logo/cờ đỏ có một ngôi sao vàng năm cánh ở giữa trên hình những cán bộ Trung Cộng tại Nhà tưởng niệm Trung Nguyên (中原) và Nghĩa trang Trịnh Châu (郑州), tỉnh Hà Nam (河南). Những cán bộ Cộng Sản tỉnh Hà Nam này đã tử trận trong cuộc chiến chống Nhật Bản. Hà Nam thuộc khu vực hoạt động của binh đoàn Tân Tứ Quân. Và cũng như binh đoàn Bát Lộ Quân. Binh đoàn Tân Tứ Quân cũng dùng logo/cờ nền đỏ sao vàng có từ thời quân Cộng Sản Trung Hoa chống Cộng riêng rẻ từ năm 1934. 

Nơi đây cũng tưởng niệm các cán bộ Trung Cộng tử trận trong những cuộc chiến đánh nhau trở lại với Quốc Dân Đảng Trung Hoa tại Hà Nam sau chiến tranh cùng đánh Nhật. Và cả hai binh đoàn Tân Tứ Quân và Bát Lộ Quân vẫn dùng logo nền đỏ sao vàng


国民革命军第十八集团军 = Quốc dân Cách mạng Quân Đệ thập bát Tập đoàn quân = Tập đoàn quân 18 của Quân đội Cách mạng Quốc Gia https://www.wikiwand.com/vi/B%C3%A1t_l%E1%BB%99_qu%C3%A2n

Tài liệu online trên cho biết tên đạo binh Cộng Sản Bát Lộ Quân. Khi đảng Cộng Sản Trung Hoa hợp tác với Quốc Dân Đảng cùng chống Nhật và được đặt dưới quyền tổng chỉ huy của Thống Chế Tưởng Giới Thạch thì được Tưởng Giới Thạch đổi lại thành: Quốc dân Cách mạng Quân Đệ thập bát Tập đoàn quân = Tập đoàn quân 18 của Quân đội Cách mạng Quốc Gia


Tập đoàn quân 18 của Quân đội Cách mạng Quốc Gia 国民革命军第十八集团军 https://apexlegendsstatus.com/clubs/63779528-7e90-466b-a943-59611dadc140

Trên đây là logo nền đỏ sao vàng của “Tập đoàn quân 18 của Quân đội Cách mạng Quốc Gia” = Binh đoàn Bát lộ Quân mà Thiếu Tá Hồ Quang/Hồ Chí Minh phục vụ tại văn phòng Quế Lâm.

https://baike.baidu.com/item/%E6%B7%AE%E5%8C%97%E8%A5%BF%E5%A4%A7%E9%97%A8%E6%8A%97%E6%88%98%E7%83%88%E5%A3%AB%E9%99%B5%E5%9B%AD/4072781

https://xianyu.chinaxiaokang.com/bengbushidiji/guzhenxian/fengcai/2020/1027/3844375.html

 https://new.qq.com/omn/20210331/20210331A0CDZY00.html 

Logo nền đỏ sao vàng kháng Nhật tại cổng nghĩa trang chôn cất lính Trung Cộng tử trận trong chiến tranh kháng Nhật tại phía tây Hoài Bắc (淮北), nằm ở làng Nhâm Kiều Thanh Lương, huyện Cố Trấn (固镇tỉnh An Huy (安徽). Hoài Bắc là địa phương mà cả hai binh đoàn chống Nhật là Bát Lộ Quân  (的八路军và Tân Tứ Quân  (新四军建đều có lập căn cứ


https://www.shanghai-yfy.com/archives/2134.html

Trên là hai lá quân kỳ nền đỏ một sao vàng của hai binh đoàn Tân Tứ Quân và Bát lộ Quân của đảng Cộng Sản Trung Hoa trong thời gian hợp tác với Quốc Dân Đảng chống Nhật từ năm 1937 trên sân khấu trong màn trình diễn của các em thiếu nhi trong các bộ quân phục của quân Cộng Sản Trung Hoa trong bài viết online "Nhà trưng bày Bát Lộ Quân; Tân Tứ Quân và Các Lực lượng Vũ trang Nhân dân trong Cuộc kháng chiến Chống Nhật xâm lăng"” ( 上海永福园举行抗日战争时期的八路军、新四军及人民武装陈列馆馆仪式 ).


Còn tại Diên An (延安), Thiểm Tây.  Thánh địa của Cộng Sản Trung Hoa. Thì chi bộ Bát Lộ Quân chống Nhật dùng logo gì ?

http://www.xxbcm.com/info/1050/11110.htm

Trên là hình thanh niên tại Trung Hoa lục địa ngày hôm nay tại địa điểm Diên An (延安), Nơi trước kia là chi bộ của đạo binh Bát Lộ Quân chống Nhật . Đang được cán bộ Cộng Sản Ủy ban Đoàn Thanh niên Cộng sản tỉnh Thiểm Tây tặng cờ cho chương trình “Tìm lại con đường kháng chiến chống Nhật, tuổi trẻ đến Diên An” được phát động tại Tây An (西安).

 Hảy để ý cờ và logo của nhóm này là một ngôi sao  vàng cạnh cong bầu trên nền đỏ. Có hình một người đang đi hay chạy trong ngôi sao vàng. Ngươi đang đi hay chạy đó là hành động mang ý nghĩa “Tìm lại con đường kháng chiến chống Nhật của tuổi trẻ” Còn ngôi sao vàng năm cánh cạnh cong bầu đó chính là logo/cờ chi bộ đảng của văn phòng Bát Lộ Quân chống Nhật tại Diên An


Còn tại Tây An (西安) Thiểm Tây. Nơi phát động chương trình “Đi lại con đường chống Nhật (Của Bát Lộ Quân )” . Thì chi bộ Bát lộ Quân tại đó dùng logo gì ?

Ý nghĩa hàng chử Hán chú thích:Địa điểm cũ của Văn phòng Tây An của Bát lộ Quân ngày nay nằm tại Thất Hiền Trang trên đường Bắc Tân, thành phố Tây An. Sau khi giải quyết hòa bình sự kiện Tây An vào tháng 12 năm 1936, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thành lập “Văn phòng Liên lạc Hồng quân” tại Số 1 Thất Hiền Trang, thành phố Tây An, sau khi mặt trận thống nhất dân tộc chống Nhật Bản được thành lập vào năm 1937, Hồng quân được đổi tên thành Bát lộ Quân của Quân đội Cách mạng Quốc gia, và “Văn phòng Liên lạc Hồng quân” cũng được đổi tên thành “Văn phòng Bát lộ Quân tại Thiểm Tây”. Lần lượt do các đồng chí Lâm Bá Cừ và Đổng Tất Vũ làm đại biểu Đảng. ( 今天的八路军西安办事处旧址位于西安市北新街七贤庄。193612月西安事变和平解决后,中国共产党在西安市七贤庄一号设立了红军联络处1937年抗日民族统一战线成立后,红军改编为国民革命军第八路军,红军联络处也改名八路军驻陕办事处。先后由林伯渠、董必武同志任党代表。)

http://mec.xjtu.edu.cn/info/1039/1313.htm

Địa điểm cũ của Bát lộ Quân tại văn phòng chi bộ Tây An thuộc tỉnh Thiểm Tây. Có logo nền đỏ sao vàng , Là loại cờ kháng Nhật có từ năm 1934. Là lúc Đảng Cộng Sản Trung Hoa và Quốc Dân Đảng chống Nhật riêng rẻ. Và khi đó; văn phòng mang tên “Văn phòng Liên lạc Hồng Quân”

Còn cờ của chi bộ Tây An thuộc Bát Lộ Quân chống Nhật ra sao ?


http://m.cnshan.org/home/agency_news_detail?id=6064&_id=27015

Therefore, our team carried out a half-day volunteer activity with the theme of “Exhibiting the Red History of the Ancient Capital and Promoting the Red Revolutionary Spirit” at the Memorial Hall of the Eighth Route Army Xi’an Office.

Vì vậy, nhóm chúng tôi đã thực hiện một hoạt động tình nguyện kéo dài nửa ngày với chủ đề “Trưng bày Lịch sử Đỏ của Cố đô và Phát huy Tinh thần Cách mạng Đỏ” tại Nhà tưởng niệm Bát Lộ Quân Văn phòng Tây An.

Trên là hình một nhóm thanh niên nam nữ của Trung Hoa lục địa ngày hôm nay tới nhà tưởng niệm Bát Lộ Quân tại văn phòng Tây An. Họ cầm cờ cũng có màu đỏ và cũng có ngôi sao vàng kháng Nhật của đảng Cộng Sản Trung Hoa từ năm 1934. Nhưng riêng chi bộ Tây An thì đặc biệt có thêm hình con nai có sừng. Có lẽ đây là đặc trưng của thành phố Tây An.


Ranzhuang Tunnel Warfare Chiến tranh đường hầm Nhiễm Trang https://www.trip.com/review/ranzhuang-tunnel-warfare-site-79982-158519737

Các logo nền đỏ sao vàng trước cửa hầm của Đài tưởng niệm chiến tranh đường hầm Nhiễm Trang (Ranzhuang tunnel war memorial) trong cuộc chiến kháng Nhật của quân Cộng Sản Trung Hoa tại làng Nhiễm Trang (冉庄),quận huyện Thanh Uyển (清苑),thành phố Bảo Định (保定),tỉnh Hà Bắc (河北). Quân Trung Cộng tại tỉnh Hà Bắc thuộc quân số của binh đoàn Bát Lộ Quân kháng Nhật. Như vậy đây là nền đỏ sao vàng của binh đoàn Bát Lộ Quân Trung Cộng.


Còn dưới đây là logo “nền đỏ sao vàng” của chi bộ Bát Lộ Quân chống Nhật tại Nam thành phố Hà Bắc.


冀南抗日根据地从这里走来——东庄头村八路军129师挺进支队驻地旧址

Căn cứ chống Nhật ở nam Hà Bắc xuất phát từ đây – địa điểm trước đây của Sư đoàn 129 thuộc đội tiến công của Bát lộ Quân tại làng Đông Trang Đầu

http://www.sohu.com/a/466563102_121119872  https://www.ixigua.com/7120793517886013993

https://www.sohu.com/a/473764136_121124692

Tạm dịch câu phía trên của hình

Vị trí cũ của sư đoàn 129 Bát Lộ Quân huyện Long Nghiêu nằm ở trung tâm thôn Đông Trang Đầu, thị trấn Ngụy Gia Trang, huyện Long Nghiêu, là một ngôi nhà gạch nằm tứ hợp viện, được xây dựng vào năm 1927, có diện tích 2000 mét vuông. Làng Đầu Đông Trang là căn cứ sớm nhất và pháo đài kháng Nhật được thành lập ở khu vực Ký Nam, nơi Đảng ủy, Quân khu và nhiều cán bộ lãnh đạo kháng Nhật của Đảng ủy, Quân khu và hai huyện Long Bình và Nghiêu Sơn đã từng làm việc và chiến đấu ở đây. Theo các tài liệu lịch sử có liên quan, Đặng Tiểu Bình khi đó là Chính ủy Sư đoàn 129 và Tư lệnh Đội Đông Tiến Trần Tái Đạo đều từng sống trong làng.  (The former site of the 129th Division of the Eighth Route Army’s Advancement Detachment in Longyao County is located in the center of Dongzhuangtou Village, Weijiazhuang Town, Longyao County. Dongzhuangtou Village was the earliest base and anti-Japanese fortress established by the Eighth Route Army in the southern Hebei region in the early days of the Anti-Japanese War. Work fought. According to relevant historical records, Deng Xiaoping, the political commissar of the 29th Division, and Chen Zaidao, commander of the Eastward Column, all lived in the village.)

Tạm dịch câu phía dưới chú thích của hình

Sư đoàn 129 Bát Lộ Quân tiến vào cổng địa điểm đóng quân của chi bộ (The 129th Division of the Eighth Route Army advances to the gate of the former site of the detachment)

Hình logo nền đỏ sao vàng của chi bộ Bát Lộ Quân chống Nhật  tại Nam tỉnh Hà Bắc chụp gần

https://standardsgarden.com/parenting/5193.html

https://baike.baidu.com/item/%E4%B8%9C%E5%8C%97%E6%8A%97%E8%81%94%E7%B2%BE%E7%A5%9E%E5%AE%A3%E4%BC%A0%E9%98%9F/12092931   

https://baike.sogou.com/v72257197.htm 

https://baike.sogou.com/v69049323.htm

Các lá cờ đỏ sao vàng kháng Nhật của các chi bộ Tây An; Diên An và Nam tỉnh Hà Bắc thuộc binh đoàn Bát Lộ Quân của đảng Cộng Sản Trung Hoa đều có kèm theo hình mang  tính cách đặc trưng của địa phương hay hàng chử ghi rõ tên đơn vị hay địa phương mà đơn vị đó trú đóng. Đây là đặc điểm chung của dân tộc Trung Hoa. Hãy nhìn lại hình trên ; cờ đỏ sao vàng kháng Nhật của những đơn vị du kích Trung Cộng tại Mãn Châu thời kỳ mà Quốc Dân Đảng và Cộng Sản Trung Hoa còn chống Nhật riêng rẽ. Cờ của họ tuy vẫn nền đỏ sao vàng nhưng có những chử Hán ghi tên đơn vị hay địa phương mà đơn vị đó hoạt động. Dù rằng lá cờ đỏ sao vàng kháng Nhật tại tổng hành dinh vẫn chỉ là nền đỏ sao vàng và không hề có ghi chú gì cả.

https://www.youtube.com/watch?v=dpCEivpkk_Y&t=0s

Còn những lá cờ đỏ sao vàng của tỉnh đội Phúc Kiến được các cựu chiến binh tỉnh Phúc Kiến mang theo trong cuộc biểu tình trước cơ quan tỉnh đảng ủy của tỉnh Phúc Kiến để đòi hỏi quyền lợi cấp dưỡng vào năm 2016 như hình trên … Cũng không phải là những lá cờ đỏ chỉ có một ngôi sao vàng năm cánh chính giữa, mà có thêm những hàng chử Hán ghi rõ tên đơn vị hay địa phương của nhưng đơn vị của các cựu chiến binh đi biểu tình khiếu nại.

Hình trên cũng còn mang một ý nghĩa khác là đến nay, tỉnh đội Phúc Kiến nay vẫn còn dùng cờ đỏ có một ngôi sao vàng chính giữa có từ thời nội chiến  Quốc Cộng. Sau khi tỉnh Phúc Kiến nhập vào tỉnh Giang Tây thì trở thành cờ đỏ sao vàng của liên tỉnh Soviet Giang Tây Phúc Kiến. Sau đó thành logo nền đỏ sao vàng của cái nhà nước đầu tiên của đảng Cộng Sản Trung Hoa là Chinese Soviet Republic/Cộng Hòa Xô Viết Trung Hoa. Và sau đó thành cờ đỏ sao vàng Vạn Lý Trường Chinh..Và rồi trở thành cờ đỏ sao vàng kháng Nhật năm 1934 khi Cộng Sản còn chống Nhật riêng rẽ chưa hợp tác với Quốc Dân Đảng. Và đến khi Đảng Cộng Sản Trung Hoa hợp tác với Quốc Dân Đảng chống Nhật vào năm 1937. Thì quân Cộng Sản Trung Hoa không còn mang tên Hồng Quân Công Nông Trung Quốc nữa. Mà trở thành hai đạo binh là Tân Tứ Quân và Bát Lộ Quân chống Nhật và vẫn dùng logo nền đỏ sao vàng.


桂林八路军办事处纪念馆行记 Hành trình đến Đài tưởng niệm của Văn phòng Bát Lộ Quân ở Quế Lâm

Đài tưởng niệm của Văn phòng Bát Lộ Quân ở Quế Lâm cũng được mô tả là nền đỏ với một ngôi sao vàng năm cánh như hình trên.


Hình phóng lớn 

https://wap.yzwb.net/wap/news/2841971.html http://mzt.jiangsu.gov.cn/art/2021/6/3/art_82393_9838824.html 

Logo nền đỏ sao vàng tại đài liệt sĩ kháng Nhật tại Huyện Tứ Hồng (泗洪), thị xã Túc Thiên (宿迁), tỉnh Giang Tô ((江苏). Thuộc khu vực hoạt động của binh đoàn Bát Lộ Quân kháng Nhật. Thêm một bằng chứng cho thấy lực lượng kháng Nhật của quân Cộng Sản Trung Hoa thời gian hợp tác với Quốc Dân Đảng là Bát lộ Quân và Tân Tứ Quân dùng logo nền đỏ sao vàng. Thủy tổ của cờ mặt trận Việt Minh.


(Hình phóng lớn)

 Một ngôi sao vàng năm cánh trên nền đỏ. Biểu tượng cho binh đoàn Bát Lộ Quân chống Nhật https://sd.chinadaily.com.cn/a/202111/12/WS618e18cca3107be4979f7ef1.html

Một công viên và tượng đài cho những quân Trung Cộng tử trận trong cuộc chiến chống Nhật Bản tại làng Thường Sơn Trang (常山庄), Xã Mã Mục Trì (马牧池), Huyện Nghi Nam (沂南), thành phố Lâm Nghi (临沂) tỉnh Sơn Đông - Là nơi hoạt động của binh đoàn Bát Lộ Quân thời gian chống Nhật -. Có một hình ảnh nền đỏ sao vàng kết bằng hoa ghi số năm đảng Cộng Sản Trung Hoa nắm quyền là 1949 và năm thành lập công viên tượng đài là 2021. Cho nên nền đỏ sao vàng của công viên tượng đài này thoạt tiên là logo của binh đoàn Bát Lộ Quân chống Nhật từ năm 1938. Sau khi Nhật thua trận thì cả hai binh đoàn Bát lộ Quân và Tân Tứ Quân chống Nhật tiếp tục dùng logo nền đỏ sao vàng trong chiến tranh đánh nhau trở lại với Quốc Dân Đảng. Và sau khi đảng Cộng Sản Trung Hoa nắm quyền thì logo nền đỏ sao vàng thành biểu tượng cho đảng Cộng Sản (Trung Hoa) nắm quyền.


http://www.jiaodong.net/news/system/2023/03/29/014799949.shtml

Cổng chào màu đỏ có một ngôi sao vàng năm cánh tại một chiến trường chống Nhật khi trước tại thị trấn Quách Trừng (郭城), thành phố Hải Dương (海阳) Thị xã Yên Đài (烟台), tỉnh Sơn Đông (). Sơn Đông là khu vực hoạt động của binh đoàn Bát lộ Quân chống Nhật của đảng Cộng Sản Trung Hoa. Cho nên nền đỏ sao vàng này tất nhiên là logo của binh đoàn Bát Lộ Quân kháng Nhật của đảng Cộng Sản Trung Hoa (1937-1945)


https://www.sxjz.gov.cn/xwzx/tpxw/content_439699

Logo nền đỏ sao vàng kháng Nhật tại bảo tàng viện Thành phố Tấn Trung (晋中),Tỉnh Sơn Tây. Là nơi hoạt động của binh đoàn Bát Lộ Quân chống Nhật


https://history.sohu.com/a/635732079_121141916

 Nền đỏ sao vàng  của đài tưởng niệm Đội 2 Của Binh Đoàn Bát Lộ Quân tại làng Nghĩa Hán (义汉), thị trấn Bình Thành (平城) , huyện Lăng Xuyên (陵川), Thị xã Tấn Thành (晋城), tỉnh Sơn Tây (山西). Chứng tỏ binh đoàn Bát Lộ Quân chống Nhật của đảng Cộng Sản Trung Hoa có cờ/logo nền đỏ sao vàng.


https://www.sdtbu.edu.cn/info/1044/27751.htm

Nền đỏ sao vàng trên trần nhà của quân khu Gia Đông (胶东) thuộc binh đoàn Bát Lộ Quân chống Nhật tại nhà tưởng niệm Gia Đông thuộc tỉnh Sơn Đông; tại địa điểm củ của quân khu Gia Đông của binh đoàn Bát Lộ Quân chống Nhật.

http://www.haiyang.gov.cn/art/2022/7/24/art_19887_2919203.html 

Logo nền đỏ sao vàng cạnh cong bầu chống Nhật tại căn cứ trước kia của quân khu Gia Đông (胶东) thuộc binh đoàn Bát Lộ Quân chống Nhật thuộc tỉnh Sơn Đông. Thiếu Tá Bát Lộ Quân Hồ Quang/Hồ Chí Minh đã tạo ra mẫu cờ nền đỏ sao vàng cạnh cong bầu giống y hệt như logo này để mang về nước làm thành cờ của mặt trận Việt Minh.


https://smkx.sdut.edu.cn/2021/0518/c3522a426275/page.htm https://www.sohu.com/a/471246726_121124338

 Logo nền đỏ sao vàng kháng Nhật truớc cổng nhà tưởng niệm chống Nhật của quân Cộng Sản Trung Hoa tại Lỗ Trung (鲁中); Tế Nam (济南) tỉnh Sơn Đông ( ).

 Quân Khu Lỗ Trung (鲁中军区) trực thuộc Quân Khu Sơn Đông (山东军区) thuộc binh đoàn Bát Lộ Quân của quân Cộng Sản Trung Hoa



http://www.mva.gov.cn/sy/zt/yxrg/kzlzs/202207/t20220718_62777.html

Trên là hình một cựu nữ du kích trong binh đoàn Bát Lộ Quân chống Nhật của đảng Cộng Sản Trung Hoa mang một túi xách nền đỏ sao vàng. Đó chính là quân kỳ/logo của hai binh đoàn Tân Tứ quân và Bát Lộ Quân của đảng Cộng Sản Trung Hoa từ năm 1937.

八路军的帽子怎么画 Cách vẽ mũ của Binh Đoàn Bát Lộ Quân https://www.sgss8.net/tpdq/10805361/

 Hình trên là nền đỏ sao vàng trên nón cán bộ của binh đoàn Bát lộ Quân chống Nhật của đảng Cộng Sản Trung Hoa. Có từ năm 1937.

八路军头像搞笑 Hình Bát Lộ Quân vui nhộn

Trên là hình vẽ vui nhộn 3 người lính Trung Cộng thuộc binh đoàn Bát Lộ Quân. Sau lưng 3 người lính thuộc binh đoàn Bát Lộ Quân chống Nhật của Trung Cộng này là một ngôi sao vàng năm cánh trên nền đỏ. Chứng tỏ nền đỏ sao vàng là logo của binh đoàn Bát Lộ Quân chống Nhật của đảng Công Sản Trung Hoa


Do đó; ta thấy đặc điểm  của binh đoàn Bát Lộ Quân của đảng Cộng Sản Trung Hoa là dùng logo nền đỏ sao vàng. Tất nhiên; nguồn gốc là từ quân kỳ nền đỏ sao vàng của các đội quân Cộng Sản Trung Hoa chống Nhật từ năm 1934. 


Logo nền đỏ sao vàng của binh đoàn Bát Lộ Quân chống Nhật đã được Thiếu Tá Bát lộ Quân Hồ Quang/Hồ Chí Minh làm thành cờ đỏ sao vàng của Mặt Trận Việt Minh theo như những tình tiết sau:

Từ năm 1938 đến cuối năm 1940. Thiếu Tá Hồ Quang/Hồ Chí Minh làm việc ngay tại văn phòng Bát Lộ Quân Quế Lâm (桂林).Là Bộ Chỉ Huy của binh đoàn Bát Lộ Quân chống Nhật của đảng Cộng Sản Trung Hoa.

Khi xảy ra biến cố Nam Kỳ Khởi Nghĩa vào tháng 11/1940 tại Việt Nam. Thì Hồ Chí Minh/Thiếu Tá Bát Lộ Quân Hồ Quang đang sinh sống và làm việc tại văn phòng Tổng Hành Dinh của Bát Lộ Quân tại Quế Lâm. Đọan văn sau mô tả phản ứng của Hồ Quang/Hồ Chí Minh khi nghe tin cờ Nam Kỳ Khởi Nghĩa là cờ đỏ sao vàng.

https://tienphong.vn/nha-van-son-tung-va-hanh-trinh-di-tim-tac-gia-quoc-ky-post14365.tpo

Lý  do : Chẳng qua cũng vì lo sợ lá cờ Nam Kỳ Khởi Nghĩa của Cộng Sản tại Việt Nam – dưới trướng của Tổng Bí Thư Trường Chinh – phát xuất từ mẫu mã cờ đỏ sao vàng từ Liên Xô cũ qua lời căn dặn cuả Tổng Bí Thư đầu tiên Trần Phú…không đúng như “ quy định “  mẫu cờ đỏ sao vàng của Bát Lộ Quân của Trung Cộng – Cho nên Hồ Quang/Hồ chí Minh vội vàng tạo ra ngay một mẫu cờ đỏ sao vàng theo đúng như chỉ thị của đảng Cộng Sản Trung Hoa từ trước.

https://tienphong.vn/nha-van-son-tung-va-hanh-trinh-di-tim-tac-gia-quoc-ky-post14365.tpo

( Một lá cờ sao chép theo mẫu mã của một loại cờ của đảng Cộng Sản Trung Hoa mà sao gọi là cờ Tổ Quốc được nhỉ ? Hồ Chí Minh khi ấy chưa phải là một nguyên thủ của một nước Việt Nam Cộng Sản, thì làm sao lá cờ do ông ta tạo ra được gọi là cờ Tổ Quốc cho được? Tạo lá cờ trên đất Trung Hoa mà gọi là cờ Tổ Quốc. Thì là Tổ Quốc nào ? Hơn nữa; một khi gọi lá cờ có nguồn gốc từ Tầu Cộng là cờ Tổ Quốc = Quốc kỳ của một nước Việt Nam Cộng Sản trong tương lai. Thì không khác nào muốn nói lá cờ đỏ sao vàng nào đó mới có tại Nam Việt Nam trong cuộc chính biến Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Một lá cờ không biết sao vàng có mấy cánh; nằm ở giữa hay nằm tại góc cao của lá cờ..- không thể nào là Quốc Kỳ của một nước Việt Nam Cộng Sản trong tương lai được)

Và từ đó trở đi. Trong lớp “Con Đường Giải Phóng” của Hồ Chí Minh/ Hồ Quang huấn luyện cán bộ từ trong nước gửi sang tại Nậm Quang, huyện Tĩnh Tây, (Thị xã Bách Sắc; Quảng Tây, Trung Hoa; Sát biên giới Việt Trung), để chuẩn bị thành lập một mặt trận của Cộng Sản tại Việt Nam đều được treo lá cờ đỏ sao vàng cạnh cong bầu này – NHƯ THỂ MUỐN NHẮC NHỞ TẤT CẢ CÁC CÁN BỘ CS VN ĐANG ĐƯỢC HUẤN LUYỆN TẠI TRUNG CỘNG RẰNG: LÁ CỜ CỦA MỘT NƯỚC VIỆT NAM CỘNG SẢN TRONG TƯƠNG LAI PHẢI LÀ LÁ CỜ NÀY. LÁ CỜ GIỐNG Y HỆT NHƯ MỘT LOẠI CỜ MÀ QUÂN ĐỘI CỘNG SẢN TRUNG HOA ĐANG DÙNG; KHÔNG ĐƯỢC KHÁC NHÉ. . (Chứ không phải là lá cờ đỏ sao vàng nào đó của Nam Kỳ Khởi Nghĩa đâu nhé)

https://tienphong.vn/nha-van-son-tung-va-hanh-trinh-di-tim-tac-gia-quoc-ky-post14365.tpo

Và để chắc chắn lá cờ đỏ sao vàng sao chép từ một loại cờ của đảng Cộng Sản Trung Hoa này phải là lá cờ của một măt trận chính thức của Đảng Cộng Sản VN  – Chứ không phải là lá cờ đỏ sao vàng nào đó của Nam Kỳ Khởi Nghĩa -. Chính Hồ Chí Minh/Hồ Quang mang nó về để treo lên trong buổi thành lập mặt trận Việt Minh thành lập ngày 19 tháng 5 năm 1941 tại Pắc Bó. Khôi hài thay, lá cờ đỏ sao vàng mà Hồ Chí Minh/ Hồ Quang lật đật sáng tác tại Quế Lâm ; Quảng Châu Trung Hoa theo mẫu mã quân kỳ kháng Nhật của đảng Cộng Sản Trung Hoa…thì lại giống y như lá cờ đỏ sao vàng Nam Kỳ Khởi Nghĩa tại Mỹ Tho Việt Nam, mà nguồn gốc phát xuất từ Liên Xô qua lời căn dặn của Trần Phú.

Phần cuối của đoạn văn trên chứng tỏ cờ đỏ sao vàng của Mặt Trận Việt Minh có nguồn gốc từ đảng Cộng Sản Trung Hoa trở thành cờ của tổ chức “Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân”. Là tên của đội quân chủ lực của Mặt trận Việt Minh từ tháng 12 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945.


Như vậy – Cũng như quốc kỳ - quân kỳ của quân đội Cộng Sản Việt Nam có nguồn gốc từ một loại cờ của quân đội Cộng Sản Trung Hoa  từng dùng thời chưa nắm chính quyền


Hình phóng lớn

https://svtv.org/opinion/2022-05-12/genesisofnato/

Hình ảnh cờ đỏ sao vàng là quân kỳ cuả Hồng Quân Liên Xô cũ thấy sớm nhất có lẽ là trong bức tranh vẽ lại cảnh Hồng quân Liên Xô cũ phản công qua lãnh thổ Ba Lan trong chiến tranh Ba Lan – Liên Xô 1919-1921 trong áp phích tuyên truyền của Nga Xô Viết. Tiêu đề: «Чем кончится панская затея» ( Đây là cách kết thúc ý tưởng của các lãnh chúa Ba Lan )



Hình phóng lớn

 https://read01.com/zh-cn/QAPy4BR.html#.Y4mbbnbMKUk 

Ngôi sao Soviet màu vàng trên nền đỏ được nhiều đơn vị trong quân đội Liên Xô cũ (Hồng Quân) dùng làm quân kỳ trong thời kỳ đầu tiên. Trên là quân kỳ nền đỏ sao vàng của một đơn vị Kỵ Binh của Hồng Quân Liên Xô trong thời gian chiến tranh với quân Bạch Vệ vào năm 1919.


ĐÂY CHÍNH LÀ NGUỒN GỐC CỦA CỜ NAM KỲ KHỞI NGHĨA VÀ CẢ CỜ CỦA MẶT TRẬN VIỆT MINH TẠI VIỆT NAM


https://thoibaonganhang.vn/nguoi-ve-la-co-do-sao-vang-52948.html

Hình Nguyễn Hữu Tiến vẽ là cờ đỏ sao vàng Nam Kỳ Khởi Nghĩa theo mẫu mã cờ đỏ sao vàng của Liên Xô cũ qua lời nhắn nhủ của Trần Phú – Tổng Bí Thư đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam sau khi được đào tạo từ Liên Xô về -.:”Quốc kỳ của một nước Việt Nam Cộng Sản tương lai phải là nền đỏ sao vàng”  ( Như một loại cờ của Liên Xô vậy )

https://www.sohu.com/a/458105766_505393 

Còn đây là thủy tổ cờ đỏ sao vàng của Mặt Trận Việt Minh 1941.

Tên làng là Trịnh Gia Câu (郑家沟); thuộc huyện Kính Xuyên (泾川) Thành phố Bình Lương (平凉) tỉnh Cam Túc (). 

Nơi đây là địa điểm của Bộ Chỉ Huy Hồng Quân 25 của quân Cộng Sản Trung Hoa từng giao tranh với quân đội Quốc Dân Đảng trong trân đánh “Dốc Sĩ” (四坡战斗) vào ngày 21 tháng 8 năm 1935 trong cuộc tháo chạy tên Vạn Lý Trường Chinh ( https://wwj.gansu.gov.cn/wwj/c105528/202403/173869092.shtml ).

 Do đó. Nền đỏ sao vàng trong hình là nền đỏ sao vàng Vạn Lý Truòng Chinh.

 Sau đó. Hồng Quân 25 nhập với du kích Nam Thiểm Tây đổi tên thành Hồng Quân 74. Vào thời kỳ hợp tác với Quốc Dân Đảng Chống Nhật. Hồng Quân 74 cùng với một số đơn vị khác của Hồng quân Trung Cộng trở thành Sư Đoàn 115 thuộc binh đoàn Bát Lộ Quân kháng Nhật ( https://zh.wikipedia.org/zh-hans/%E4%B8%AD%E5%9B%BD%E5%B7%A5%E5%86%9C%E7%BA%A2%E5%86%9B%E7%AC%AC%E4%BA%8C%E5%8D%81%E4%BA%94%E5%86%9B )

Năm 1940; Hồ Chí Minh khi đó là Thiếu Tá Hồ Quang đang phục vụ tại văn phòng trung ương của Bát Lộ Quân tại Quế Lâm đã tạo ra lá cờ đỏ sao vàng y hệt như quân kỳ của Bát Lộ Quân . Mà trước đó là cờ đỏ sao vàng Vạn Lý Trường Chinh có nguồn gốc từ tỉnh Phúc Kiến; và năm sau mang về Việt Nam làm thành cờ của mặt trận Việt Minh.


http://www.ourjiangsu.com/a/20210630/1625049533766.shtml

http://www.xcgbb.com/xczx/202302/t20230207_7820554.shtml 

http://www.xcgbb.com/zt2022/wcx/xw/202303/t20230330_7884840.shtml 

Cờ đỏ sao vàng trong hình là cờ của lữ đoàn huấn luyện 2, sư đoàn 115 thuộc Binh Đoàn Bát lộ Quân chống Nhật của đảng Cộng Sản Trung Hoa. Tại Quảng trường Đỏ ở Làng Đai Thụ () huyện Cám Du (赣榆),thành phố Liên Vân Cảng (连云港), tỉnh Giang Tô (). Thời chiến tranh chống Nhật, Giang Tô thuộc khu vực trách nhiệm của Sư đoàn 115 thuộc Binh Đoàn Bát Lộ Quân Trung Cộng.



八路军图片 Hình ảnh Bát Lộ Quân

 https://m.ibaotu.com/image/balujun.html

Trên là hình vẽ một người lính Trung Cộng thời kỳ chiến tranh. Một tay cầm búa và một tay cầm liềm chứng tỏ anh ta là một đảng viên Cộng Sản (Trung Hoa). Phía trên góc cao bên phải của hình có hàng chử; “Hình ảnh Bát Lộ Quân” (八路军图片). Sau lưng người lính thuộc binh đoàn Bát Lộ Quân này là logo một ngôi sao vàng năm cánh cạnh cong bầu trên nền đỏ. Hiển nhiên đó là logo của binh đoàn Bát Lộ Quân chống Nhật của quân đội Cộng Sản Trung Hoa


https://www.taobao.com/list/item/694827810783.htm?spm=a21wu.10013406.taglist-content.6.48fd63ee8fgqkL

 Hình cờ đỏ sao vàng cạnh cong bầu cùng với quân trang; quân dụng (Có cả nón cối) của Hồng Quân Trung Cộng đuọc rao bán trên trang mạng https://www.taobao.com của Trung cộng với tên đơn vị “Hồng quân công nhân và nông dân Trung Quốc Đệ Nhị Hồng quân “ (中國工農紅軍紅二方軍) cạnh cán cờ.

 Theo link https://zh.m.wikipedia.org/wiki/%E4%B8%AD%E5%9B%BD%E5%B7%A5%E5%86%9C%E7%BA%A2%E5%86%9B%E7%AC%AC%E4%BA%8C%E6%96%B9%E9%9D%A2%E5%86%9B  thì Đệ Nhị Hồng Quân = phương diện quân thứ hai của Hồng quân Công nhân và Nông dân Trung Quốc cũng là một đơn vị của Quân Đội Cộng Sản Trung Hoa trong cuộc tháo chạy Vạn Lý Trường Chinh. Đến tháng 8/1937, Tập đoàn hồng quân Phương diện quân Đệ Nhị được tổ chức lại thành Sư đoàn 120 thuộc Binh Đoàn Bát lộ Quân kháng Nhật đóng tại tỉnh Thiểm Tây.

 Như vậy đây là cờ đỏ sao vàng của binh đoàn Bát lộ Quân kháng Nhật.


朱德 (中华人民共和国十大元帅之首) Chu Đức (người đầu tiên trong mười nguyên soái của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa)

https://baike.sogou.com/v47343.htm?pid=baike.box

Trên là hình tướng Chu Đức (朱德 người bên phải). Tổng chỉ huy đạo binh Bát Lộ Quân chống Nhật của quân đội Cộng Sản Trung Hoa mà văn phòng đặt tại Quế Lâm; Quảng Tây. Hình có logo một ngôi sao vàng năm cánh cạnh cong bầu trên nền đỏ. Đó chính là logo nền đỏ sao vàng kháng Nhật của Bát Lộ Quân đảng Cộng Sản Trung Hoa từ năm 1937.

Thiếu Tá Bát Lộ Quân Hồ Quang/Hồ Chí Minh cũng làm việc tại văn phòng Quế Lâm dưới quyền tướng Chu Đức. Ông ta đã tạo ra một lá cờ đỏ sao vàng cạnh cong bầu giống logo của binh đoàn Bát Lộ Quân, và đến năm 1941 thì mang loại cờ này về Việt Nam để làm thành cờ của mặt trận Việt Minh.


Báo trong nước của đảng Cộng Sản Việt Nam xác nhận là cờ đỏ Nam Kỳ Khởi Nghĩa có ngôi sao vàng cạnh thẳng (Cánh thon). Còn cờ của mặt trận Việt Minh cạnh cong bầu (Múi sao rộng). Trong khi quốc kỳ đầu tiên của Cộng Sản Việt Nam sau khi giật độc lập; cướp chính quyền vào năm 1945 là cờ đỏ sao vàng cạnh cong bầu (Xem hình). Do đó, Ta có thể khẳng định quốc kỳ của đảng Cộng Sản Việt Nam là từ lá cờ đỏ sao vàng cạnh cong bầu của mặt trận Việt Minh. Do Thiếu Tá Bát Lộ Quân Hồ Quang/Hồ Chí Minh tạo ra và mang về nước và chắc chắn đã copy theo mẫu mã loại cờ mà quân đội Cộng Sản Trung Hoa từng dùng thời nội chiến Quốc Cộng là cờ binh đoàn Bát Lộ Quân có nguồn gốc từ cờ đảng Cộng Sản tỉnh Phúc Kiến. 


Cờ đỏ sao vàng cạnh thẳng Nam Kỳ Khởi Nghĩa có nguồn gốc từ cờ đỏ sao vàng của Liên Xô cũ. Được thực hiện theo lời nhắn nhủ của Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Việt Nam Trần Phú -Một cán bộ Cộng Sản được đào tạo từ Liên Xô về nước -:”Lá cờ của một nước Việt Nam Cộng Sản trong tương lài phải là cờ đỏ sao vàng” (Nguyễn Hữu Tiến và Lê Quang Sô chỉ là những người thi hành)


Cờ đỏ sao vàng cạnh cong bầu của Mặt Trận Việt Minh. Do Thiếu Tá Bát Lộ Quân Hồ Quang/Hồ Chí Minh copy từ cờ/logo của binh đoàn Bát Lộ Quân Trung Cộng. Sau đó mang từ Trung Hoa về nước làm thành cờ của Mặt Trận Việt Minh. Sau thành quốc kỳ đầu tiên của đảng Cộng Sản Việt Nam

Cho nên nói gần thì cờ của mặt trận Việt Minh là quân kỳ của binh đoàn Bát Lộ Quân của quân đội Cộng Sản Trung Hoa do Thiếu Tá Bát Lộ Quân Hồ Quang/Hồ Chí Minh sao chép lại. Còn nói xa trong phạm vi đất nước Trung Hoa thì là mẫu cờ của Cộng Sản tỉnh Phúc Kiến hay dùng. 


Mà Cộng Sản tỉnh Phúc Kiến cũng không hề sáng tạo ra loại cờ này. Họ copy mẫu mã cờ đỏ sao vàng của Liên Xô. Cho nên cờ đỏ sao vàng Nam Kỳ Khởi nghĩa và cờ Mặt Trận Việt Minh có cùng chung nguồn gốc là Liên Xô cũ.

Comments
* The email will not be published on the website.